Xác định quy mô chi ngân sách hợp lý cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Xem xét trên khía cạnh mô hình tăng trưởng cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn khá dài theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên mở rộng đầu tư, chi tiêu công. Do dó, quy mô chi ngân sách luôn duy trì lớn hơn mức hợp lý. Trong khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp, thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) nhiều năm ở mức gần 5% GDP, điều này đã làm phát sinh nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô nền kinh tế như lạm phát cao và bất ổn, tăng trưởng chậm do hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp, đầu tư dàn trải… Đồng thời, Chính phủ buộc phải chấp nhận vay nợ và hệ quả là mức nợ công tăng nhanh và luôn tiệm cận với ngưỡng cho phép trong vài năm gần đây. Tình trạng này cũng dẫn đến việc Chính phủ không có nhiều dư địa tài khóa để thực hiện các biện pháp kích cầu cần thiết khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.
Chính vì vậy, cải cách chi tiêu công đang trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay của Việt Nam. Gần đây, Đại hội XII cũng như nghị quyết 07 của Bộ Chính trị đã đặt ra vấn đề cơ cấu lại Ngân sách Nhà nước và nợ công. Khi xác định cơ cấu lại Ngân sách Nhà nước và nợ công cần phải xem xét trên cả khía cạnh quy mô thu chi và cơ cấu thu chi. Gắn trong bối cảnh nước ta đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và hoàn thiện thể chế, chúng ta phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của nhà nước là chỉ tập trung vào những chương trình, dự án mà các thành phần khác không làm được hoặc thực hiện không hiệu quả còn lại sẽ xã hội hóa. Cùng với đó là thực hiện một loạt các nghị quyết về đổi mới khu vực sự nghiệp, sắp xếp lại khu vực Nhà nước, tinh gọn bộ máy... Toàn bộ các chủ trương này đều có ảnh hưởng lớn tới quy mô chi Ngân sách Nhà nước. Một trong những vấn đề thực tiễn này đặt ra là xác định một mức quy mô chi Ngân sách Nhà nước hợp lý để có những quyết sách phù hợp. Tuy nhiên, quy mô nào là hợp lý vẫn đang là vấn đề chưa có căn cứ xác đáng cả về lý luận và thực tiễn
Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Học viện Tài chính cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ thực hiện nghiên cứu “Xác định quy mô chi ngân sách hợp lý cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” với mục tiêu thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để xem xét tác động của chi ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế, lựa chọn mô hình phù hợp để xác định quy mô chi ngân sách hợp lý cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ nay đến năm 2030.
Đối với Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi ngân sách tới tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như tác giả Phạm Thế Anh hay tác giả Lê Hải Mơ. Tuy các nghiên cứu này đã tổng hợp cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa quy mô chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế nhưng cũng chưa lượng hóa để đưa ra quy mô chi ngân sách tối ưu cho Việt Nam hiện nay. Một số nghiên cứu khác thực hiện theo hướng phân tích tác động của các yếu tố cấu thành của cơ cấu chi ngân sách tới tăng trưởng kinh tế chứ không tìm hiểu về ngưỡng quy mô chi ngân sách tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế.
Tác giả Sử Đình Thành là một trong những người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu ngưỡng của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, năm 2013 nghiên cứu với bộ số liệu hàng năm của các biến nghiên cứu trong khoảng thời gian (1989 - 2011) ở Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra ngưỡng chi ngân sách tối ưu đối với Việt Nam là 28%GDP. Tuy nhiên, chuỗi số liệu nghiên cứu của tác giả khá ngắn (14 năm), đồng thời quy mô chi ngân sách giai đoạn này luôn ở mức khá cao (trung bình 28,1%). Do đó, những nghiên cứu định lượng với mẫu lớn hơn, mở rộng hơn để xác định ngưỡng chi Ngân sách tối ưu cho mục tiêu tăng trưởng nên tiếp tục được thực hiện.
Xem xét trên khía cạnh mô hình tăng trưởng cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn khá dài theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên mở rộng đầu tư, chi tiêu công. Do đó, quy mô chi ngân sách luôn duy trì lớn hơn mức hợp lý... Chính vì vậy, cải cách chi tiêu công đang trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay của Việt Nam. Một trong những vấn đề thực tiễn đặt ra là xác định một mức quy mô chi Ngân sách Nhà nước hợp lý để có những quyết sách phù hợp.
Bằng cách nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng về tăng trưởng kinh tế, chi ngân sách và mối quan hệ giữa chi Ngân sách với tăng trưởng kinh tế; Lựa chọn và chạy mô hình phù hợp để xác định quy mô chi Ngân sách hợp lý cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam… Qua đó, báo cáo của đề tài đã đề xuất một số khuyến nghị chính sách về chi NSNN nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ nay đến năm 2030.
Các nội dung đề cập trong đề tài nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, đây là vấn đề có phạm vi rất rộng, có thể phân tích, khuyến nghị dưới nhiều giác độ và việc thiết kế, triển khai chính sách có thể tác động tới nhiều đối tượng tổ chức, cá nhân. Vì vậy, báo cáo này không có tham vọng bao quát hết tất cả các vấn đề mà chỉ đi sâu vào lựa chọn và chạy mô hình phù hợp để xác định quy mô chi Ngân sách hợp lý cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy tỷ lệ % tổng chi NSNN so với GDP tối ưu của Việt Nam là 24,67%, nếu vượt qua ngưỡng này thì sự tăng lên của tỷ lệ % tổng chi NSNN/GDP sẽ có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2019, tỷ lệ tổng chi NSNN/GDP ở nước ta đều nằm trên mức ngưỡng 24,67%, vì vậy nên giảm quy mô chi NSNN xuống để đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18600/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
https://vista.gov.vn/n