Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 09-01-2024

Nghiên cứu, thiết kế chế tạo robot hỗ trợ nhân viên y tế trong việc khử khuẩn lau sàn nhà

Hiện nay, tình trạng quá tải khám, chữa bệnh là phổ biến tại hầu hết các bệnh viện ở các tuyến, đặc biệt ở tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Thống kê cho thấy, số bệnh nhân khám chữa bệnh ngày càng tăng trong khi số lượng y bác sĩ phục vụ tại các bệnh viện tuyến trên chưa đủ so nhu cầu thực tế với đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng phục vụ trong lĩnh vực y tế. Trong đó, có sự thiếu hụt của một mảng nhân lực quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh, đó chính là sự thiếu hụt lớn về số lượng y tá, điều dưỡng viên.

Nước ta hiện có xấp xỉ 100.000 điều dưỡng viên. Theo Báo cáo của Bộ Y tế, cho đến năm 2020, chúng ta phải bổ sung thêm hơn 80.000 điều dưỡng nữa. Tức là, số lượng điều dưỡng viên hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng. Khảo sát ở 5 bệnh viện lớn tại Hà Nội, bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện E Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức cho thấy tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng ở những bệnh viện này dao động từ 10-15.

Vấn đề đặt ra cho ngành y tế là phải tăng cường về số lượng các nhân viên y tế, đồng thời, phải cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả làm việc cũng như chất lượng phục vụ người dân. Một trong các phương pháp nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng phục vụ trong ngành y, đó chính là việc áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào nâng cao hiệu quả làm việc, cụ thể hơn là ứng dụng các robot phục vụ trong y tế nhằm dần dần giảm thiểu và thay thế một phần các công việc của nhân viên y tế.

Trong môi trường có những tác nhân và mầm bệnh nguy hiểm như SARS-CoV-19, robot có thể thay thế các nhân viên y tế thực hiện các công việc chăm sóc bệnh nhân hay thanh trùng, khử khuẩn khu vực cách ly. Đây là cách làm vừa giảm tải số lượng công việc của nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, vừa giúp thúc đẩy công việc điều trị tốt hơn trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

Xuất phát từ thực tiễn trên, ThS. Đỗ Trọng Tấn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Ứng Dụng Công nghệ đã thực hiện Nghiên cứu, thiết kế chế tạo robot hỗ trợ nhân viên y tế trong việc khử khuẩn lau sàn nhà với mục tiêu ứng dụng các robot phục vụ trong y tế nhằm dần dần giảm thiểu và thay thế một phần các công việc của nhân viên y tế.

Robotics - Mechatronics (Công nghệ robot - Cơ điện tử) được xem là một trong những trụ cột của nền công nghiệp 4.0 với những nhà máy thông minh và doanh nghiệp được chuyển đổi số hóa toàn diện, cũng như nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Trong y tế, robot phục vụ đã và đang được nghiên cứu, phát triển ngày càng mạnh mẽ nhằm phục vụ các nhu cầu con người, robot có thể được sử dụng để vận chuyển thức ăn, thuốc men, đồ dùng dụng cụ... tiến tới là chở bệnh nhân di chuyển trong các khu vực điều trị. Ngoài ra, robot cũng có thể được phát triển để dọn vệ sinh, lau sàn, phun khử khuẩn...

Một trong những ứng dụng của robot trong y tế phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, chính là việc ứng dụng chúng trong việc hỗ trợ các công việc của bác sĩ, y tá trong quá trình chăm sóc người bệnh (robot tạp vụ hay có thể nói là robot phục vụ), nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh đồng thời giảm thiểu sức lao động trong công việc của các bác sĩ, y tá (một trong những công việc được coi là áp lực hàng đầu về cường độ lao động hiện nay). Hơn nữa, nó cũng giảm thiểu rủi ro cho các bác sĩ, y tá khi phải làm việc liên tục trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao trong quá trình phục vụ, chăm sóc và điều trị người bệnh. Ngoài ra, sử dụng robot y tế cũng làm giảm chi phí phát sinh và giúp các cơ sở y tế hoạt động hiệu quả hơn.

Trên thế giới, các sản phẩm robot tự động lau sàn không có nhiều. Có thể kể đến điển hình như Robot RA660 navi của hãng Clean fix. Ưu điểm lớn nhất của robot này là tự động hoạt động, tạo bản đồ để thực hiện. Nó được thiết kế để lau sàn ở khu vực có diện tích lớn như sảnh, hành lang... Nhược điểm là kích thước cao lớn, không phù hợp trong không gian phòng bệnh, tuy nhiên giá cũng rất cao, lên đến khoảng 30.000EUR.

Với sự nỗ lực của nhóm thực hiện đề tài, sự hỗ trợ, chỉ đạo của các cơ quan quản lý đề tài, Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học đã hoàn thành toàn bộ các nội dung của đề tài đạt chất lượng theo đúng hợp đồng đã ký kết. Các sản phẩm của đề tài bao gồm các báo cáo nội dung, sản phẩm mẫu, quy trình, bài báo được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kết hợp với sản xuất thử nghiệm. Đã làm chủ được thiết kế, công nghệ chế tạo robot khử khuẩn và lau sàn tự động hỗ trợ trong bệnh viện (ở khu vực phòng bệnh, hành lang và phòng áp lực âm). Xây dựng được quy trình thực hiện từ việc phân tích đặc điểm kỹ thuật đến thiết kế, tối ưu bằng phần mềm và tinh chỉnh sản phẩm sau lắp ráp. Xây dựng quy trình vận hành, robot. Công tác nghiên cứu của đề tài đã góp phần đào tạo đội ngũ kỹ sư trẻ, đội ngũ công nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học. Hướng phát triển Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở bước đầu cho hướng phát triển chuyên sâu liên quan đến ứng dụng Robot và công nghệ cao trong lĩnh vực y tế và công nghiệp tại Việt Nam. Phù hợp với định hướng phát triển của Trung tâm, Viện đã xây dựng. Thông qua việc thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã kết nối được mạng lưới chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Cơ khí, Y tế, Điện tử… qua đó có thể phát triển sâu rộng hơn nữa các sản phẩm Robot vào thực tế. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng đánh giá, cần tập trung hơn nữa vào thiết kế kiểu dáng sản phẩm, bên cạnh việc lựa chọn các vật tư chế tạo cơ khí sao cho phù hợp với môi trường bệnh viện.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở bước đầu cho hướng phát triển chuyên sâu liên quan đến ứng dụng Robot và công nghệ cao trong lĩnh vực y tế và công nghiệp tại Việt Nam. Phù hợp với định hướng phát triển của Trung tâm, Viện đã xây dựng. Thông qua việc thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã kết nối được mạng lưới chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Cơ khí, Y tế, Điện tử… qua đó có thể phát triển sâu rộng hơn nữa các sản phẩm Robot vào thực tế. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng đánh giá, cần tập trung hơn nữa vào thiết kế kiểu dáng sản phẩm, bên cạnh việc lựa chọn các vật tư chế tạo cơ khí sao cho phù hợp với môi trường bệnh viện.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19293/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 17
Hôm nay: 1580
Tổng lượt truy cập: 3.262.104
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.