Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 12-07-2024

Sở thích của nhà quản lý, thiết lập mục tiêu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm ngẫu nhiên RCT

Sự ưa thích về rủi ro và sở thích thời gian là những vấn đề quan trọng đối với kinh tế học hiện đại. Chúng là trung tâm của các nghiên cứu về việc ra quyết định và các mô hình kinh tế học tài chính. Các thực nghiệm dù ở trong phòng thí nghiệm hay ngoài thực địa, đều đưa ra những cái nhìn chiều sâu về sự ưa thích rủi ro và sở thích thời gian. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy sự khác nhau lớn giữa sự ưa thích về rủi ro và độ lệch đáng kể so với lý thuyết về sự lựa chọn kỳ vọng. Chúng cũng cung cấp những mô hình hấp dẫn và tự nhiên để nghiên cứu sở thích về thời gian. Trái lại, thực nghiệm trên thực địa cung cấp môi trường mà trong đó, những hành vi của các cá nhân được quan sát, nên sẽ giảm những hạn chế thường thấy ở thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.

 

Theo xu hướng nghiên cứu về vấn đề này, TS. Kim Hương Trang và các cộng sự tại Trường Đại học Ngoại thương thực hiện đề tài: “Sở thích của nhà quản lý, thiết lập mục tiêu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm ngẫu nhiên RCT trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2020.

Trong đề tài, các tác giả đã xem xét kỹ những nghiên cứu mới về sự ưa thích rủi ro và sở thích về thời gian, tập trung vào những thiết kế thực nghiệm, cụ thể là đo lường sự ưa thích rủi ro và sở thích về thời gian. Kết quả là mặc dù kinh tế học hành vi đóng vai trò then chốt cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những cái nhìn chiều sâu về hành vi để cải thiện đời sống con người ở nhiều quốc gia, nhưng nghiên cứu về kinh tế học hành vi ở Việt Nam còn tương đối trẻ và số lượng bài nghiên cứu thực nghiệm còn hiếm. Hơn nữa, mặc dù phương pháp thực nghiệm được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc xác định mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, nhưng ít khi được thực hiện ở Việt Nam. Bằng việc kết hợp xem xét các thiết kế thực nghiệm trong nghiên cứu lý thuyết và khảo sát bằng chứng thực tế trong nghiên cứu thực nghiệm, mục đích bài nghiên cứu của chúng tôi là khuyến khích việc áp dụng kinh tế học hành vi và các thực nghiệm ở Việt Nam.

Tiếp đến, nhóm nghiên cứu đã xem xét các mô hình lý thuyết và sau đó chuyển sang phần chính: mô hình thực nghiệm và sự đo lường sự ưa thích rủi ro và sở thích về thời gian. Từ đó đưa ra những giả thiết cơ sở và logic của mỗi mô hình, cùng với việc xem xét một số bằng chứng thực nghiệm để bổ trợ cho những mô hình thực nghiệm đó.

Bằng việc kết hợp kinh tế học hành vi và thực nghiệm, đề tài đã khai thác những điểm mạnh của hai phương pháp tiếp cận này để từ đó đưa ra những gợi ý sâu sắc về chính sách. Qua đó khuyến khích và thúc đẩy việc áp dụng kinh tế học hành vi và thực nghiệm tại Việt Nam.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19953/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 15
Hôm nay: 1341
Tổng lượt truy cập: 3.313.666
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.