Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin tức nổi bật

Ngày đăng: 12-10-2023

Kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới: Tiêu chuẩn phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định cho rằng, chủ đề Ngày Tiêu chuẩn thế giới: "Tiêu chuẩn phục vụ các Mục tiêu phát triển bền vững – Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn” như một hành trình kéo dài nhiều năm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong việc cung cấp những công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Hôm nay ngày 10 tháng 10 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới (14/10). Tham dự Lễ Kỷ niệm có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định; Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Hà Minh Hiệp; Phó Viện trưởng phụ trách Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam Phùng Mạnh Trường; Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam Triệu Việt Phương; Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật Tiêu chuẩn & Chất lượng Việt Nam Vũ Văn Diện; Nguyên Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Tiêu chuẩn & Chất lượng Việt Nam Phó Đức Sơn, cùng đại diện các bộ, ngành, hiệp hội, viện nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp….

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định cho biết, chủ đề Ngày Tiêu chuẩn thế giới: "Tiêu chun phc v các Mc tiêu phát trin bn vng  Tm nhìn chung cho mt thế gii tđẹp hơn” được đưa ra từ năm 2021 như một hành trình kéo dài nhiều năm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong việc cung cấp những công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định phát biểu khai mạc Lễ Kỷ niệm.

Năm 2023 hướng đến mục tiêu số 3 về chăm sóc sức khỏe an toàn và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người. Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng là quyền của con người và thiết yếu đối với sự phát triển bền vững. Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 3 nhằm đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

Tiêu chuẩn cung cấp một khuôn khổ toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ y tế kỹ thuật số, nghiên cứu và phát triển, sản xuất và bảo trì các thiết bị và hệ thống chăm sóc sức khỏe, đảm bảo các thiết bị y tế, dịch vụ và hệ thống chăm sóc sức khỏe hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy có thể tiếp cận được với số lượng lớn dân số toàn cầu.

Tiêu chuẩn cũng cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách hiệu quả và các quy định khuyến khích sự hợp tác nhằm cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe. Khi công nghệ y tế kỹ thuật số phát triển, các tiêu chuẩn giúp đảm bảo rằng các hệ thống được an toàn và quyền riêng tư của người bệnh được bảo vệ.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Xuân Định, chúng ta hợp tác cùng nhau để đẩy nhanh Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hiệp quốc, với các tiêu chuẩn phục vụ các Mục tiêu phát triển bền vững và "tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn".

Việc tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới, nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của tiêu chuẩn trong việc đóng góp vào sự thành công của các Mục tiêu phát triển bền vững. Cuộc chiến căng thẳng chống lại đại dịch toàn cầu dai dẳng cho thấy sự cần thiết phải giải quyết các Mục tiêu phát triển bền vững một cách bao trùm, nhằm củng cố các cộng đồng xã hội, làm cho chúng trở nên kiên cường hơn và công bằng hơn. Toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên sự cộng tác. Đó là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác và niềm tin rằng chúng ta mạnh hơn tổng thể các bộ phận hợp thành. Bằng cách hợp tác cùng nhau, chúng ta đang trao quyền cho mọi người với những giải pháp trong thế giới thực để đối mặt trực tiếp với các thách thức về tính bền vững.

Nhiệm vụ trước mắt còn rất nặng nề, đòi hỏi nhiều nỗ lực và tâm huyết của những người làm công tác TCĐLCL; cần sự tham gia, phối hợp và ủng hộ của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải cùng hợp tác để đẩy nhanh Chương trình Nghị sự 2030, với các tiêu chuẩn phục vụ các Mục tiêu phát triển bền vững và "Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn".

Thứ trưởng Lê Xuân Định cũng gửi lời cảm ơn đến các thành viên Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia, các chuyên gia, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong cả nước đã luôn đồng hành cùng với Bộ KH&CN, Tổng cục TCĐLCL trong suốt những năm qua, đã chung tay xây dựng và hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia với trên 13.500 tiêu chuẩn quốc gia, đứng trong nhóm đầu các nước ASEAN.

“Hy vọng rằng với những nỗ lực của tất cả chúng ta, công tác tiêu chuẩn hóa nước nhà sẽ không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước”, Thứ trưởng Lê Xuân Định nhấn mạnh.

 Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Hà Minh Hiệp phát biểu tại Lễ Kỷ niệm.

Tại Lễ Kỷ niệm, các diễn giả cũng đã trình bày các bài tham luận liên quan đến thông tin cập nhật và các hoạt động diễn ra tại cuộc họp Đại hội đồng thường niên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO); Vai trò của tiêu chuẩn trong việc thúc đẩy đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc; Tiêu chuẩn phục vụ phát triển bền vững đứng từ góc độ của một doanh nghiệp; Chuyển đổi năng lượng…Cũng trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm, các đại biểu đã có phần trao đổi thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn hóa.

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Hà Minh Hiệp đánh giá, trong năm vừa qua, hoạt động tiêu chuẩn hóa của chúng ta bắt đầu chuyển dịch sang nghiên cứu, xây dựng những tiêu chuẩn mới như vấn đề về kinh tế tuần hoàn, vấn đề về xe điện, phát triển năng lượng mới, đặc biệt là vấn đề về nhựa tái chế…

Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Hà Minh Hiệp và Phó Viện trưởng phụ trách Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam Phùng Mạnh Trường tặng hoa và thư cảm ơn cho các doanh nghiệp đồng hành.

Bên cạnh đó, về tiêu chuẩn hóa trước đây chúng ta hay thường nêu lên chủ trương về xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn, tuy nhiên, mong muốn thông điệp là lấy doanh nghiệp làm trung tâm triển khai, áp dụng tiêu chuẩn và thụ hưởng những thành quả của hoạt động tiêu chuẩn hóa. Và làm sao để doanh nghiệp khi triển khai và áp dụng tiêu chuẩn phải được hỗ trợ về hoạt động thử nghiệm, hoạt động đo lường… để doanh nghiệp nhận thấy họ là doanh nghiệp dẫn dắt.

 Các diễn giả trình bày tham luận tại sự kiện.

Ngoài ra, cũng cần phát triển các nhà khoa học trẻ, chuyên gia của các Viện, trường và đề cử những giải thưởng cho Tổ chức ISO. Cùng với đó, chúng ta cần lựa chọn một số tiêu chuẩn mang tính chất trọng tâm để phát triển như tiêu chuẩn ISO 18091, tiêu chuẩn ISO TC 343 Hệ thống quản lý các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, ISO/PC 250 về tính bền vững trong quản lý sự kiện…

 Lãnh đạo Tổng cục và đại diện các đơn vị chủ trì phiên thảo luận.

Từ năm 1970, ngày 14 tháng 10 hằng năm đã được ba tổ chức tiêu chuẩn hóa hàng đầu là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) chọn là Ngày Tiêu chuẩn Thế giới, với mục tiêu đề cao vai trò của hoạt động tiêu chuẩn hóa trên thế giới, đồng thời tôn vinh nỗ lực và sự đóng góp của tổ chức, cá nhân đã và đang tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn quốc tế.

Ngày Tiêu chuẩn Thế giới luôn là dịp để các quốc gia thành viên của ISO, IEC và ITU, trong đó có Việt Nam, triển khai hoạt động thông tin, tăng cường hợp tác nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa toàn cầu đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong việc đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp, Chính phủ và người tiêu dùng ở mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Với tư cách là thành viên chính thức của Tổ chức ISO, ITU, Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) và là thành viên liên kết của IEC, Việt Nam có quyền và có trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn. Đồng thời chúng ta cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài việc tham gia vào các hoạt động chung theo trách nhiệm của thành viên, chúng ta đã và đang có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

https://vietq.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 17
Hôm nay: 4077
Tổng lượt truy cập: 4.062.842
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!