Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử KH&CN Quảng Trị
Tin tức - Sự kiện: Tin trong tỉnh

Ngày đăng: 30-01-2024

Đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống

ThS. ĐÀO NGỌC HOÀNG, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trả lời phỏng vấn

- Thưa ông! Thực hiện cơ cấu lại ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN), trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển và đưa KH&CN phục vụ thiết thực sản xuất và đời sống. Đề nghị ông cho biết một số kết quả nổi bật trên lĩnh vực này?

-Những năm qua, ngành KH&CN đã chủ động, tham mưu HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, đề án, giải pháp quan trọng để triển khai thực hiện nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu; hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng và chuyển giao các quy trình kỹ thuật và công nghệ là kết quả của nhiệm vụ KH&CN các cấp thông qua các chính sách. Đến nay, Sở KH&CN đã làm chủ, có hơn 70 quy trình kỹ thuật và công nghệ sẵn sàng chuyển giao và 17 nhiệm vụ KH&CN với kết quả mô hình, sản phẩm tạo ra có khả năng ứng dụng, nhân rộng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhiều giống hoa quý đã được ươm trồng, phát triển tốt trên địa bàn miền Tây tỉnh Quảng Trị -Ảnh: Đ.T

Cụ thể, về quy trình, công nghệ mới đối với sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (15 quy trình): (1) Sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất lan hồ điệp; (2) Sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất dâu tây; (3) Sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất hoa đồng tiền lùn; (4) Sản xuất cà chua cherry; (5) Sản xuất các loại hoa lyli; (6) Sản xuất hoa hồng môn; (7) Sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất lan kim tuyến; (8) Sản xuất trên 10 loại cây lá cảnh; (9) Sản xuất hoa cẩm tú cầu; (10) Sản xuất hoa cát tường; (11) Sản xuất đông trùng hạ thảo (đã chuyển giao cho Công ty TNHH Phát triển Công nghệ QT-TECH). (12) Trồng lan nghinh xuân; (13) Sản xuất hoa tulip thương phẩm; (14) Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp (đã chuyển giao cho Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị về “Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ viên nén từ chất thải chăn nuôi dạng rắn”; chuyển giao cho HTX Công Bằng Sa Mù và các hộ dân tại xã Hướng Phùng về “Quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ”); (15) Chăn nuôi bò an toàn sinh học (đã chuyển giao cho các hộ chăn nuôi bò thuộc vùng dự án có nhu cầu trên địa bàn tỉnh).

Quy trình trong sản xuất dược liệu và chế biến nông sản (11 quy trình): (1) Thu hái các loại nguyên liệu; (2) Sơ chế các loại nguyên liệu (cắt nhỏ, sấy hoặc phơi, bảo quản nguyên liệu); (3) Sử dụng các loại dung môi trong chiết xuất các loại nguyên liệu; (4) Chiết xuất và cô đặc tuần hoàn các loại dược liệu; (5) Thu hồi dịch chiết và sấy khô dịch chiết bằng nhiều thiết bị sấy khác nhau (tùy theo loại nguyên liệu); (6) Nghiền, trộn sản phẩm (cao khô sau sấy); (7) Đóng gói và bao gói sản phẩm; (8) Sản xuất bột matcha các loại; (9) Sản xuất trà túi lọc các loại; (10) Sấy dẻo chuối; (11) Sản xuất một số loại bột loại củ, quả.

Quy trình sản xuất các loại chế phẩm vi sinh vật (6 quy trình): (1) Chế phẩm xử lý chất thải, ủ phân hữu cơ vi sinh (Compo - QTMIC); (2) Chế phẩm làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi (BioQTMIC); (3) Chế phẩm xử lý ao nuôi thủy sản (Nitro - QTMIC ); (4) Chế phẩm bổ sung thức ăn chăn nuôi (Pro - QTMIC); (5) Chế phẩm vi sinh đối kháng nấm gây bệnh cây trồng (Tricho - Pseu); (6) Chế phẩm vi sinh bổ sung thức ăn nuôi trồng thủy sản (PERFECTQTMIC).

Quy trình được hình thành từ các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước (33 quy trình): (1) Chăn nuôi bò thâm canh - 7 quy trình; (2) Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu - 15 quy trình; (3) Sản xuất hoa lyli, hồ điệp thương phẩm - 7 quy trình; (4) Sản xuất đông trùng hạ thảo - 4 quy trình... Tất cả các quy trình, công nghệ được nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm thành công và đã áp dụng vào thực tiễn sản xuất đưa lại hiệu quả cao.

Quy trình về thiết kế và vận hành hệ thống tưới, nhà lưới, nhà kính tự động, bán tự động (5 quy trình): Đây là những quy trình, công nghệ được hình thành từ tiễn sản xuất và quay lại phục vụ thiết thực sản xuất ở địa phương. Các quy trình, công nghệ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, phù hợp với xu thế và có ý nghĩa lớn trong việc tạo sản phẩm mới, chất lượng cao và có khả năng tham gia tiếp cận và thương mại trên thị trường.

Quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo đã được chuyển giao cho Công ty TNHH Phát triển Công nghệ QT-TECH -Ảnh: T.L

Các nhiệm vụ KH&CN có khả năng ứng dụng và nhân rộng vào thực tiễn sản xuất (17 nhiệm vụ), cụ thể: 1. Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà ri lai vàng rơm an toàn sinh học tại Quảng Trị; 2. Sản xuất thử nghiệm tinh bột nghệ trên dây chuyền thiết bị công nghệ quy mô 30 kg tinh bột; 3. Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí nghiệm một số giống cà phê chè có triển vọng trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị; 4. Ứng dụng các tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình phát triển cây cam sạch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; 5. Nghiên cứu sản xuất và thương mại hóa sản phẩm trà thảo dược hòa tan giảo cổ lam từ nguồn nguyên liệu tự nhiên trên đảo Cồn Cỏ; 6. Nghiên cứu xây dựng mô hình nhà kính ứng dụng công nghệ 4.0 phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất một số loại cây trồng có giá trị phù hợp với điều kiện tỉnh Quảng Trị; 7. Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN trong nuôi cá chình lồng tại Quảng Trị. Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; 8. Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá leo (Wallago attu, Bloch&Schneider, 1801) phù hợp tại tỉnh Quảng Trị; 9. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ bảo tồn và phát triển cây lan giã hạc (Dendrobium anosmum) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; 10. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sau thu hoạch nhằm kéo dài thời hạn bảo quản và nâng cao chất lượng chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ quả bơ tại tỉnh Quảng Trị; 11. Nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại, diễn biến một số dịch hại chính và biện pháp quản lý tổng hợp trên giống chanh leo Đài Nông 1 tại Quảng Trị; 12. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu số về Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, góp phần hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị; 13. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt trang trại tiêu chuẩn VietGAHP theo chuỗi giá trị tại vùng cát tỉnh Quảng Trị; 14. Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất lạc an toàn theo VietGAHP tại tỉnh Quảng Trị; 15.Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất lạc năng suất cao và sản xuất lạc an toàn theo VietGAP tại tỉnh Quảng Trị; 16. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân giống và xây dựng mô hình vườn ươm cây lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Quảng Trị; 17. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch và chế biến sản phẩm bột bơ, dầu bơ tại Quảng Trị.

- Đề nghị ông cho biết những giải pháp phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, nhân rộng kết quả KH&CN vào sản xuất và đời sống?

- Đối với Sở KH&CN, thời gian tới sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông sâu rộng các chủ trương, chính sách về KH&CN đến người dân và doanh nghiệp, đặc biệt các chính sách hỗ trợ, nhân rộng kết quả KH&CN vào sản xuất và đời sống; truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội, tổ chức và doanh nghiệp đối với hoạt động đổi mới công nghệ. Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động hỗ trợ chính sách nhân rộng, chuyển giao các quy trình, công nghệ và nhiệm vụ KH&CN. Với nhiệm vụ này cần tiến hành điều tra, nghiên cứu kỹ để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và người dân bằng việc xây dựng kế hoạch và triển khai lộ trình nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp và người dân; tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp và người dân, phân loại đối tượng cần chuyển giao; nguyên tắc chuyển giao công nghệ phải bảo đảm nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ.

Thúc đẩy phát triển nguồn cung - cầu công nghệ trên cơ sở nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp: cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, khả năng cung ứng, khai thác nguồn tài sản trí tuệ; thực hiện các báo cáo phân tích xu hướng công nghệ; tạo áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh để thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng công nghệ, tăng năng suất lao động; mở rộng và nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

Đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động chuyển giao quy trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Bên cạnh đó là cải tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới trong trồng trọt và quy trình chăn nuôi tiên tiến, tuần hoàn khép kín, quy trình kiểm soát dịch bệnh trong ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản chủ lực của địa phương.

Kết hợp, lồng ghép các chương trình, đề tài, dự án các cấp với các dự án đầu tư phát triển của từng vùng, miền, huy động nguồn đóng góp ngoài ngân sách nhà nước (nguồn xã hội hóa), nhằm đa dạng hóa hình thức đầu tư, phương thức chuyển giao công nghệ; khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nhiều nguồn khác nhau.

Đối với các tổ chức, cá nhân, cần chủ động nắm bắt thông tin, đặc biệt là các cơ chế chính sách nói chung và các chính sách hỗ trợ về phát triển KH&CN nói riêng thông qua các kênh thông tin đại chúng và có thể tìm hiểu thông qua Cổng thông tin điện tử Sở KH&CN tại địa chỉ https://sokhcn. quangtri.gov.vn hoặc http://dostquangtri. gov.vn

Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, chủ động hợp tác với các tổ chức KH&CN, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận các quy trình, công nghệ mới.

Như vậy, các chủ trương, văn bản đã có, các quy trình công nghệ đã sẵn sàng chuyển giao như đã nêu ở trên. Vấn đề cần làm là sự phối hợp nhịp nhàng, quyết tâm vào cuộc giữa cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN hoặc đơn vị chuyển giao với người dân và doanh nghiệp để cùng nhau thúc đẩy việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được hiệu quả hơn trong thời gian tới.

-Xin cảm ơn ông!

https://baoquangtri.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 9
Hôm nay: 1521
Tổng lượt truy cập: 2.840.386
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.