Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai”
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 01-11-2023

Mũ đọc sóng não đánh giá tình trạng đột quỵ ngay trên đường đưa người bệnh đi cấp cứu

Mỗi năm, hàng triệu người trên toàn thế giới bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, loại đột quỵ phổ biến nhất. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu trong não, khiến một phần não không nhận được máu hoặc không tiếp nhận đủ máu. Điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Vì thế, nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Amsterdam ở Hà Lan (UMC) đã tạo ra loại mũ đọc sóng não giúp xác định nhanh tình trạng bệnh nhân bị đột quỵ trước khi bệnh nhân đến bệnh viện.

Khi một người bị đột quỵ, mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ đó phải được xác định càng nhanh càng tốt. Mũ đọc sóng não thử nghiệm mới đã được chế tạo nhằm đáp ứng thực tế đó, vì nó cho phép đánh giá các cơn đột quỵ trước khi bệnh nhân đến bệnh viện.

Thiết bị đo điện não đồ EEG di động được thiết kế để sử dụng trong xe cứu thương, trên những bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Dựa vào kết quả đọc sóng não thu được khi sử dụng loại mũ mới, có thể xác định mạch máu não bị tắc lớn hay nhỏ. Từ đó, sẽ đưa ra cân nhắc quan trọng. Vì nếu mạch máu lớn, bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện chuyên khoa để phẫu thuật cắt bỏ cục máu đông. Nếu mạch bị tắc nhỏ, bệnh nhân có thể được đưa đến bệnh viện thông thường và được điều trị bằng thuốc làm loãng máu.

Mũ đọc sóng não mới đã được thử nghiệm trên 12 xe cứu thương của Hà Lan với hơn 400 bệnh nhân trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2022 và được cho là có khả năng "phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ lớn với độ chính xác cao". Mũ hiện đang được thương mại hóa bởi công ty spinoff TrianecT.

Nhà thần kinh học Jonathan Coutinho, một trong những người phát minh ra thiết bị này, cho biết: “Khi nói đến đột quỵ, thời gian chính là vàng. Bệnh nhân bắt đầu được điều trị đúng cách càng sớm thì kết quả càng tốt. Nếu việc chẩn đoán trên xe cứu thương cho kết quả rõ ràng, bệnh nhân có thể được chuyển thẳng đến đúng bệnh viện, giúp tiết kiệm thời gian quý báu".

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 9
Hôm nay: 1975
Tổng lượt truy cập: 2.873.263
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.