Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử KH&CN Quảng Trị
Tin tức - Sự kiện: Tin tổng hợp

Ngày đăng: 13-09-2023

Trồng nấm hữu cơ theo TCVN 11041-11-2023 mang lại sản phẩm an toàn, hiệu quả kinh tế cao

Chất lượng nông sản đang ngày càng được người tiêu dùng chú trọng, đặc biệt là độ an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được trồng, xử lý và chế biến theo cách an toàn. Đối với nông sản đó là sản phẩm được trồng mà không sử dụng hầu hết loại thuốc trừ sâu thông thường, sử dụng phân bón nhân tạo, bùn thải, phóng xạ và sinh vật biến đổi gen.

Một trong những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đã và đang được các địa phương, doanh nghiệp lựa chọn chính là trồng nấm hữu cơ. Tuy nhiên để sản xuất ra nấm hữu cơ không đơn giản đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao, áp dụng công nghệ tiên tiến và điều quan trọng phải đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-11:2023 về Nông nghiệp hữu cơ- Nấm hữu cơ.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-11:2023 quy định các yêu cầu đối với việc thu hái tự nhiên và trồng nấm theo phương thức hữu cơ từ thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản nấm hữu cơ. Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với TCVN 11041:1 và TCVN 11041-2. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với nấm men và nấm mốc.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-11:2023 cũng quy định mọi hoạt động trồng, thu hái/thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản nấm hữu cơ phải tuân thủ các nguyên tắc đối với trồng trọt hữu cơ theo Điều 4 của TCVN 11041-2. 

Sản xuất nấm hữu cơ hướng đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-11:2023. Ảnh minh họa

Cụ thể cần phải duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp của đất, chống xói mòn đất và giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu thông qua hệ sinh thái đất; giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp; tái chế chất thải và phụ phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật làm nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt; có tính đến cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuất; duy trì sức khỏe của cây trồng bằng các biện pháp phòng ngừa như: lựa chọn loài và giống cây trồng kháng sâu bệnh phù hợp, sử dụng biện pháp luân canh thích hợp, sử dụng phương pháp cơ học và vật lý thích hợp, bảo vệ thiên địch của sinh vật gây hại.

Đối với địa điểm trồng nấm hữu cơ, các cơ sở sản xuất phải đảm bảo giá thể và nấm không phơi nhiễm với các chất nằm ngoài danh mục nêu trong TCVN 11041-2. Khu vực trồng nấm nếu tiếp giáp với đất canh tác thông thường thì phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý để tránh ảnh hưởng của các chất nằm ngoài danh mục nêu trong TCVN 11041-2.

Khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ thời gian chuyển đổi ít nhất 12 tháng từ thời điểm bắt đầu áp dụng sản xuất hữu cơ. Nấm thu hoạch trong thời gian chuyển đổi không được coi là sản phẩm hữu cơ.

Trên cơ sở nhận diện và đánh giá các nguy cơ có liên quan khi xem xét lịch sử sử dụng giá thể/hoặc đất, các kết quả phân tích hóa chất( hàm lượng kim loại nặng, dư lượng phân bón hóa học, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học) trong giá thể/hoặc đất, nước và các sản phẩm nấm có thể kéo dài hoặc rút ngăn bỏ qua thời gian chuyển đổi.

Thời gian chuyển đổi có thể kéo dài trên cơ sở nhận diện và đánh giá các nguy cơ có liên quan. Đối với nấm trồng trên đất hoặc trồng phủ đất, nếu trồng nấm trong vòng 24 tháng sau khi sử dụng các chất nằm ngoài danh mục nêu trong TCVN 11041-2 của tiêu chuẩn này đối với đất thì không được ghi nhãn liên quan đến hữu cơ.

Thời gian chuyển đổi có thể được rút ngắn nếu có bằng chứng về việc không sử fungj các chất cấm nằm ngoài danh mục nêu trong TCVN 11041-2. Không thực hiện các hoạt động bị cấm trong sản xuát hữu cơ trong thời gian không ít hơn 12 tháng.

Đối với nấm trồng trên đất hoặc phủ đất bị cấm trong thời gian chuyển đổi sau khi rút ngắn không được ít hơn 6 tháng. Thời gian chuyển đổi có thể được bỏ qua nếu trồng nấm trên giá thể. Đơn vị sản xuất phải thực hiện theo tiêu chuẩn này trong ít nhất hai chu kỳ sản xuất (nhưng không ít hơn 3 tháng) trước khi sản phẩm được bán dưới dạng hữu cơ.

Đối với nấm trồng trên giá thể không thực hiện sản xuất song song nấm hữu cơ trong cùng một đơn vị sản xuất của cơ sở. Nếu thực hiện sản xuất nấm hữu cơ và nấm không hữu cơ tại các đơn vị sản xuất thuộc cùng một cơ sở thì các hoạt động sản xuất không hữu cơ không được gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của đơn vị sản xuất hữu cơ. Phải tách biệt đơn vị sản xuất hữu cơ, sản phẩm hữu cơ với đơn vị sản xuất không hữu cơ.

Về giống nấm cần chọn nấm đưa vào sản xuất hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống trong quá trình sản xuất. Nếu không có sẵn giống hữu cơ thì sử dụng giống nấm chưa bị xử lý bằng các chất cấm nằm ngoài danh mục nếu trong TCVN 11041-2. Hoặc có thể sử dụng nấm nuôi cấy tự nhiên không qua xử lý hóa học. Không được sử dụng giống nấm biến đổi gen hoặc các sinh vật biến đổi gen ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất. Giá thể dùng để sản xuất phải được làm từ sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ hoặc các sản phẩm tự nhiên không qua xử lý hóa học.

https://vietq.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 18
Hôm nay: 1553
Tổng lượt truy cập: 2.828.456
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.