Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử KH&CN Quảng Trị
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 26-04-2024

Nghiên cứu xây dựng mô hình sàn giao dịch dịch vụ logistic trong thương mại điện tử

Hoạt động dịch vụ logistics tạo cơ hội thúc đẩy quá trình thông suốt của chuỗi cung ứng, trong đó giao hàng chặng cuối là bước cuối cùng trên hành trình của một đơn hàng được giao đến khách hàng, có thể từ một trung tâm vận chuyển hoặc trung tâm phân phối. Nhu cầu về hiệu quả trong các hoạt động logistics chặng cuối ngày càng tăng với mật độ giao hàng ngày càng tăng. Giao hàng chặng cuối phát sinh một tỷ lệ đáng kể chi phí trong logistics. Một trục trặc nhỏ trong giao hàng chặng cuối cùng sẽ dẫn đến mất sự hài lòng của khách hàng. Việc duy trì các tiêu chuẩn hiệu quả là rất quan trọng để cạnh tranh trong thị trường thương mại điện tử. Những đổi mới đột phá đang tạo ra những tiêu chuẩn mới về hiệu quả trong giao hàng chặng cuối. Do đó, các doanh nghiệp hiện đại đang tìm cách nâng cao hiệu quả của các hoạt động giao hàng chặng cuối nên tìm cách thúc đẩy làn sóng đổi mới này.

Nhằm đánh giá quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam, thực trạng giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử từ đó đưa ra cơ sở lý luận xây dựng sàn giao dịch logistics trong thương mại điện tử; nghiên cứu thực trạng, xu hướng phát triển giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử và kinh nghiệm triển khai mô hình sàn giao dịch logistics trong thương mại điện tử (TMĐT) của một số nước trên thế giới; phân tích thực trạng và khả năng ứng dụng sàn giao dịch dịch vụ logistics trong thương mại điện tử tại Việt Nam; xây dựng mô hình thử nghiệm sàn giao dịch logistics phát triển thương mại điện tử (kết nối các doanh nghiệp dịch vụ logistics, doanh nghiệp chủ hàng và khách hàng), ThS. Trần Thị Hồng Vân và các cộng sự tại Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sàn giao dịch dịch vụ logistic trong thương mại điện tử”.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đưa ra các kết luận như sau:

Sàn giao dịch logistics mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của công nghệ mới và cho những lợi ích kinh doanh to lớn. Những thách thức chính của việc phát triển hệ thống Sàn giao dịch logistics là cần một hệ thống logistics minh bạch, được phân loại, linh hoạt và thông minh. Xu hướng hiện nay của dịch vụ logistics là phát triển dựa trên nền tảng thị trường điện tử và kỹ thuật số; thay đổi quá trình sản xuất dựa trên kỹ thuật in 3D; nâng cao hiệu quả vận tải, kho hàng và phân phối trên cơ sở tự động hóa các phương tiện và robot; chia sẻ thông tin một 69 cách an toàn và cởi mở. Tuy nhiên lựa chọn phát triển theo định hướng nào lại phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp logistics, một số vấn đề có thể được xem xét là: quy trình của chuỗi cung ứng; cấu trúc của chuỗi cung ứng; tình hình cạnh tranh trên thị trường; trải nghiệm của khách hàng và nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp logistics cần thay đổi từng bước nhỏ và tiến hành thay đổi liên tục để tham gia vào mô hình Sàn giao dịch logistics hiệu quả.

Theo sách trắng của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) về logistic trong TMĐT, mặc dù đẩy mạnh giao dịch trên nền tảng TMĐT, tuy nhiên đến 90% đơn hàng hẹn thanh toán sau khi nhận hàng, hay tỷ lệ giao hàng không thành công khá cao, khoảng 8 - 10%, tỷ lệ đổi trả hàng ở các website bán hàng B2C là từ 10% - 15%, Điều này không chỉ tăng chi phí cho người bán hàng, mà khiến những doanh nghiệp logistics nảy sinh nhiều chi phí, từ chi phí lưu trữ hàng hóa, chi phí con người đến nhiều quy trình xử lý phức tạp phía sau để hoàn đơn. Vì vậy, đổi mới ứng dụng và nâng cao công nghệ trong logistics là điều kiện cần và đủ để thúc đẩy cho các doanh nghiệp tăng hiệu quả và năng suất, làm giảm chi phí chuyển phát, nhằm tác động sâu hơn tới diện mạo của hoạt động thương mại và hệ thống phân phối nói chung. Đặc biệt tăng cường liên kết các doanh nghiệp cùng lĩnh vực với các doanh nghiệp logistics. 

Trong tương lai, lĩnh vực cung ứng cũng sẽ có nhiều đổi thay với những lợi ích lâu dài về tính hiệu quả và năng suất. Chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc giảm, hệ thống logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên minh bạch và hiệu quả hơn, từ đó làm cho chi phí kinh doanh được giảm thiểu.

Giải pháp sàn giao dịch logistics tích hợp với nền tảng quản lý bán hàng và phần mềm của các đơn vị phân phối là mô hình thử nghiệm khá hiệu quả cho doanh nghiệp chủ hàng và đơn vị vận chuyển. Điều này sẽ giúp giảm thiểu khó khăn trong chi phí vận tải cao, nhiều giấy tờ và không theo dõi đơn hàng theo thời gian thực.

Ứng dụng giải pháp công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đem lại một số hiệu quả của chuỗi cung ứng, đặc biệt là khâu cung cấp dịch vụ hậu cần nhằm tối ưu hóa lộ trình phân phối trong thương mại điện tử: giảm 20-35% chi phí vận hành; theo dõi đơn hàng theo thời gian thực 24/7; cập nhật thời gian thực e-POD nhanh nhất qua mobile app và mở rộng tuyến và khối lượng đến 63 tỉnh thành trên cả nước.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19802/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 14
Hôm nay: 2615
Tổng lượt truy cập: 2.854.865
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.