Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Ảnh minh họa
Kế hoạch được ban hành mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản Quảng Trị tại thị trường trong nước và vị trường quốc tế. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có lien quan, kịp thời tháo gỡ khó khă, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Cụ thể, giai đoạn 2022-2025, Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt –GAP, hữu cơ; Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) và Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu tăng 10%/năm. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP hoặc ký cam kết tuân thủ quy định ATTP. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP dưới 1,5%. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 chuỗi cung úng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn. 100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
Giai đoạn 2026-2030, Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt – GAP (như VietGAP hoặc tương đương) tăng 15%. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng 20%/năm. Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu tăng 15%/năm. Duy trì 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP hoặc ký cam kế tuân thủ quy định ATTP. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP dưới 1,3%. Mỗi huyện, thị xã, thành phố phát triển thêm ít nhất 03 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, mở rộng quy mô các chuỗi đã được xây dựng. Duy trì 100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Kế hoạch đã đặt ra 06 nhóm nhiệm vụ giải pháp bao gồm:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thông tin, truyền thông về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.
2. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu, sơ chế, chế biến tập trung; đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn, quy trình sản xuất tiên tiến, đầu tư trang thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế .
3. Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng và ATTP cho người tiêu dùng
4. Nguyên cứu, chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đảm bảo năng suất, chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc.
5. Phát triển thị trường nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn.
6. Tăng cường năng lực thực thi chính sách pháp luật, đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản.
Sở Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ ưu tiên triển khai các nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa để phát triển sản phẩm lợi thế của tỉnh.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ứng dụng KH&CN trong sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản; xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; đăng ký sử dụng mã số, mã vạch và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với các sản phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh nhằm minh bạch nguồn gốc góp phần quảng bá sản phẩm của tỉnh.
Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý ATTP như: ISO 22000, HACCP và tương đương; áp dụng thực hành sản xuất tốt, tiên tiến vào sản xuất như GAP, GMP, Hữu cơ,… và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND./.
Nguyễn Thị Hòa