Hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất mực in nano bạc dùng trong chế tạo linh kiện vi điện tử và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản
Viện Công nghệ Nano (INT) đã trải qua nhiều năm nghiên cứu các sản phẩm ứng dụng và phát triển các sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Các prototype chế tạo từ các đề tài nghiên cứu khoa học đều đã được thử nghiệm tại hiện trường. Cho đến thời điểm hiện tại INT đã có khoảng hơn 20 sản phẩm mẫu (prototype). Đây là các sản phẩm từ các đề tài nghiên cứu, dự án hợp tác trong nước và quốc tế, có khả năng ứng dụng cao. Hai (02) sản phẩm chủ lực nhất của đơn vị là “mực in nano bạc dùng trong chế tạo linh kiện vi điện tử và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản” được thực hiện trong nhiều năm qua, đã hoàn thiện quy trình chế tạo trong phòng thí nghiệm và mang tính đổi mới, sáng tạo, có tính ứng dụng cao và có thị trường thương mại.
Chiến lược phát triển của INT là chọn một số sản phẩm có tiềm năng để thương mại hóa, tạo nguồn thu để trong tương lai gần tiến đến tự chủ tài chính và phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu hoạt động KH&CN đã đề ra của INT là tập trung vào các hướng nghiên cứu đang được ưu tiên hàng đầu trên thế giới, phù hợp với chuyên môn và năng lực của INT, cũng như đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội. Do đó, INT mong muốn tiếp tục cải tiến và hoàn thiện sản phẩm, sản xuất với số lượng vừa đủ lớn để đưa ra thị trường. Việc đầu tư trang thiết bị hiện đại và đồng bộ để sản xuất mực in nano bạc và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản là rất cần thiết, giúp cho INT hoàn thiện và làm chủ công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm để đưa ra thị trường.
Từ mục tiêu, chiến lược phát triển KH&CN và yêu cầu cụ thể nêu trên, tháng 10/2016, Viện Công nghệ Nano (INT) - Đại học Quốc Gia TP. HCM do GS.TS.Đặng Mậu Chiến làm chủ nhiệm đã thực hiện dự án: “Nâng cao năng lực tự chủ thông qua việc hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất mực in nano bạc dùng trong chế tạo linh kiện vi điện tử và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản” nhằm hoàn thiện, phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất mực in nano bạc dùng trong chế tạo linh kiện vi điện tử và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản.
Trong 2 năm thực hiện Tiểu dự án, nhóm thực hiện đã thu được các kết quả nội bật chính của Tiểu dự án như sau:
Tiểu dự án đã hoàn thiện công nghệ và phát triển 4 sản phẩm có thể thương mại trên thị trường, tạo nguồn thu cho đơn vị. Doanh thu từ các sản phẩm của này vào năm 2018-2019 lần lượt là 1.093.200.000 đồng và 2.407.000.000 đồng, góp phần giúp INT phát triển ổn định và bền vững.
Tiểu dự án FIRST-INT đã giúp INT đầu tư đủ cơ sở và đào tạo nhân sự để có thể xây dựng “Phòng thử nghiệm Vật liệu - linh kiện Nano và Ứng dụng” đạt chuẩn ISO 17025:2017, được công nhận PTN theo VILAS 1278. Đây là Phòng thử nghiệm VILAS với 3 lĩnh vực sinh, hóa, điện-điện tử đạt tiêu chuẩn ISO 17025:2017 đầu tiên của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập phía nam. INT sẽ vận hành PTN VILAS này để phục vụ phân tích các vật liệu trong lãnh vực công nghệ mirco-nano cho khách hàng trong nước và quốc tế.
Tiểu dự án FIRST-INT đã góp giúp INT tự chủ tài chánh theo Nghị định số 54/2016/NĐ/CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ và INT trở thành đơn vị duy nhất phía nam có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực chuyên sâu về Công nghệ Nano, là minh chứng rõ ràng là INT đang chuyển mình trở thành Viện nghiên cứu ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về Công nghệ micro-nano.
Các kết quả, sản phẩm của Tiểu dự án đáp ứng nhu cầu hoạt động KH&CN của đơn vị và của Đại học Quốc gia TP. HCM (cơ quan chủ quản) cụ thể như sau:
- Nhờ được trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ từ Tiểu dự án này nên đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực có trình độ cao trong lãnh vực công nghệ in phun nói riêng và công nghệ micro-nano nói chung cho đơn vị và cho ĐHQG-HCM. Các thiết bi được đầu tư không chỉ dùng phục vụ cho các sản phẩm của Tiểu dự án mà cho nhiều sản phẩm khác.
- Nhân lực được đào tạo nâng cao trình độ là các nghiên cứu viên biên chế của INT, sẽ gắn bó lâu dài và phát triển các sản phẩm tương tự trong tương lai. Dự án còn hỗ trợ cho INT đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, tiến đến cơ chế tự chủ về tài chính, giúp cho INT phát triển ổn định và bền vững.
- Các sản phẩm này đã góp phần cho INT phát triển theo định hướng thị trường và phục vụ cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, INT cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động NCKH của các đơn vị khác trong và ngoài ĐHQG-HCM. Việc hỗ trợ các đơn vị NCKH khác được thực hiện thông qua các hình thức hợp tác nghiên cứu chung và dịch vụ đánh giá và thử nghiệm.
- Thông quan Tiểu dự án FIRST-INT đã giúp INT nâng lên tầm cao mới, ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy, INT có thể mở rộng, phát triển các hợp tác ngang tầm với các Trường, Viện trên thế giới, góp phần xây dựng uy tín, tên tuổi cho ĐHQ
Như vậy, trong 2 năm thực hiện Tiểu dự án, Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-INT đã hoàn thành tất cả các kết quả và sản phẩm như đã cam kết trong Thỏa thuận tài trợ. Nhóm thực hiện mong muốn được hỗ trợ để INT đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, tiến đến cơ chế tự chủ về tài chính, giúp cho INT phát triển ổn định và bền vững.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 17574/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
https://vista.gov.vn/