Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Tài chính nói riêng, bên cạnh những kết quả đã đạt được về đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, đã có sự chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng vẫn trùng lắp, dụng nội dung chưa được cập nhật thường xuyên, thiếu thực hành, chưa có tính liên thông. Trên thực tế, gốc rễ của vấn đề này là chương trình bồi dưỡng chưa thật sự bảo đảm tính khoa học, chưa xác định được đúng kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức trong những điều kiện cụ thể.
Do đó, việc nghiên cứu về cơ sở khoa học xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn, tạo tiền đề để xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0 là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Vì thế, TS. Bùi Minh Chuyên cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính đã thực hiện đề tài: “Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0” từ năm 2019 đến năm 2020.
Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0; đánh giá thực trạng xây dựng chương trình bồi dưỡng, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính; và xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0 cho 2 nhóm đối tượng là công chức hoạch định chính sách và công chức thực thi chính sách.
Đề tài đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
- Tất cả các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực cần được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia tổ chức bồi dưỡng; cán bộ, công chức, viên chức được lựa chọn những nội dung bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹnăng phù hợp với công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận.
- Ngành Tài chính xây dựng quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổchức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp với bộ, ngành, địa phương.
- Biên soạn mới, nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chứcbên cạnh cácchương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý công chức, viên chức bảo đảm thu hẹp khoảng trống giữa yêu cầu về năng lực công chức, viên chức với năng lực hiện tại phù hợp với vị trí công tác. Tăng cường, khuyến khích biên soạn những chương trình bồi dưỡng ngắn ngày cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu theo hướng “cầm tay chỉ việc”.
- Nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng: Quán triệt nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức; Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức bảo đảm các điều kiện dạy và học có chất lượng trên cơ sở bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu và giải pháp theo quy định của pháp luật và của ngành Tài chính. Đồng thời, thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng phù hợp với tình hình, bảo đảm sự chủ động của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
- Về hợp tác quốc tế: a) Có cơ chế huy động các tổ chức, cá nhân cónăng lực, uy tín nước ngoài tham gia giảng dạy cho khóa bồi dưỡng công chức, viên chức, đặc biệt đối với các khóa cập nhật kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nâng cao năng lực hội nhập; b) Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18675/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
https://vista.gov.vn/