Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 04-07-2024

Nghiên cứu đánh giá thực trạng vi phạm vận chuyển hàng lậu, hàng hóa vi phạm pháp luật và gian lận thương mại trong hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính

Dịch vụ bưu chính có đặc điểm là được tiếp nhận bưu gửi trực tiếp từ người gửi, bưu gửi được đóng gói theo quy chuẩn và doanh nghiệp bưu chính thay mặt người gửi để chuyển phát bưu gửi đến tận tay của người nhận, vì vậy các đối tượng đã lợi dụng mạng bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng hóa vi phạm pháp luật, gian lận thương mại hoặc doanh nghiệp bưu chính tham gia một hay nhiều công đoạn để cung ứng dịch vụ bưu chính với những thủ đoạn ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp. Đặc biệt đã có trường hợp vận chuyển ma túy, vũ khí, đạn dược, hàng lậu, hàng hóa vi phạm pháp luật, gian lận thương mại…

 

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) trong năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý trên 234.000 vụ việc vi phạm (tăng 4% so với cùng kỳ), thu nộp ngân sách trên 19.000 tỷ đồng (tăng 7,7% so với cùng kỳ), khởi tố 1.446 vụ án, 1.656 đối tượng (tăng 6% so với cùng kỳ) sai phạm này tập trung chủ yếu ở các Bộ, ngành, địa phương và một số nơi có địa bàn phức tạp. Các loại hàng hóa vi phạm chủ yếu: thuốc lá, xì gà, pháo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khoáng sản, các loại hàng hóa lợi dụng quà biếu, hàng hóa xách tay qua đường hàng không, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa thương mại điện tử, hàng tiêu dùng... tại các cảng hàng không quốc tế, biên giới, các tuyến trung chuyển, các tuyến đường ôtô, đường thủy, đường hàng không... Một số vụ việc có sự tham gia vận chuyển của một số doanh nghiệp bưu chính đã được các đối tượng lợi dụng một cách triệt để và rất tinh vi.

Từ thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính, nhằm tìm ra những nguyên nhân và các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bưu chính, góp phần ổn định sự phát triển bền vững của hoạt động bưu chính nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung, ngăn chặn kịp thời việc vận chuyển hàng lậu, hàng hóa vi phạm pháp luật và gian lận thương mại của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, ThS. Phạm Thị Xuân Thủy cùng các cộng sự tại Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện đề tài Nghiên cứu đánh giá thực trạng vi phạm vận chuyển hàng lậu, hàng hóa vi phạm pháp luật và gian lận thương mại trong hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính”.

Sau một thời gian triển khai thực hiện (03/2020 - 11/2020), đề tài đưa ra kết luận như sau:

Nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu các khái niệm về hàng lậu, hàng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, hàng giả, nghiên cứu quy trình chấp nhận bưu gửi, vận chuyển và phát bưu gửi của các doanh nghiệp bưu chính; nghiên cứu tính pháp lý của quá trình vận chuyển hàng hóa và bưu gửi đồng thời nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, trên cơ sở đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, từng mô hình, từng quy trình quản lý nghiệp vụ khác nhau để có những đánh giá phù hợp với thực trạng.

Việc nghiên cứu một số hành vi vi phạm đối với việc vận chuyển hàng lậu, hàng hóa vi phạm pháp luật và gian lận thương mại, hàng giả thông qua mạng bưu chính. Trên cơ sở các hành vi vi phạm để đánh giá thực trạng vi phạm đồng thời tìm ra được nguyên nhân vi phạm, có những nguyên nhân do chính sách quản lý nhà nước của các bộ ngành, có những bất cập trong việc áp dụng thực thi pháp luật, có những nguyên nhân do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, do ý thức của người sử dụng dịch vụ, do sự phối hợp gữa các nhà sản xuất với các đơn vị quản lý… có những nguyên nhân cụ thể như vậy nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp nhằm đưa ra các giải pháp phòng tránh và xử lý phù hợp.

Do hạn chế về thời gian, kinh phí và khả năng, điều kiện nghiên cứu, kết quả đề tài mới phần nào đề xuất được một phần giải pháp phòng tránh và cách xử lý phù hợp với tình hình hiện nay đối với các DN bưu chính. Các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung cũng hoàn toàn mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Để có kết quả tổng thể và toàn diện hơn, cần tổ chức các cuộc hội thảo sâu về từng chuyên đề của từng lĩnh vực với tất cả các đối tượng khác nhau tham gia từ cơ quan quản lý nhà nước, các DN bưu chính, các tổ chức, cá nhân… hoạt động trong lĩnh vực này.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức, giúp họ nhận thức rõ hơn, hiểu sâu hơn về tình hình phát triển bưu chính hiện nay cũng như hiện trạng các quy định của pháp luật về lĩnh vực này. Các cơ quan chức năng có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19865/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 5
Hôm nay: 172
Tổng lượt truy cập: 3.963.342
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!