Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 25-09-2024

Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030

Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là công cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiện chính sách công, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc dân cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hợi được xây dựng dựa trên những dự báo về bối cảnh tương lai, những giả định chủ quan và ý chí của người làm chiến lược và kế hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế, chiến lược và kế hoạch thường được triển khai với những điều kiện không hoàn toàn giống như các dự báo và giả định, kịch bản đưa ra lúc ban đầu.

 

Về lý luận và thực tiễn, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng có luận cứ, có cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm các chiến lược và kế hoạch hướng đến các mục tiêu một cách tốt nhất. Đồng thời, các luận cứ khoa học cũng là căn cứ để tiến hành đánh giá trước, trong và sau quá trình triển khai chiến lược và kế hoạch để hoàn thiện các kỳ xa̛y dựng chiến lược và kế hoạch kỳ tiếp theo.

Đối với các địa phương, quy trình xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thường được dựa trên các hướng dẫn từ trung ương, bao gồm Chính phủ và các Bộ ngành. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhất định giữa các địa phương do năng lực, nhận thức, ý chí quyết tâm và sự hạn chế bởi các các nguồn lực khác bao gồm thông tin, chuyên gia, và tham khảo các kinh nghiệm trong nước, quốc tế. Trên thực tế, ở một số địa phương hiện nay của nước ta, bản chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chỉ mới dừng lại ở cấp độ quy hoạch khá phiến diện, thiếu tính tổng quát, hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương cho các giai đoạn ngắn, trung hạn. Như vậy bản chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương đó chưa đánh giá hết tiềm năng, lợi thế, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của địa phương, chưa phân tích được sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài của địa phương. Hơn nữa, khi xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương lại ẩn chứa trong đó ý chí chủ 7 quan của các nhà lãnh đạo, hay mỗi khi địa phương có lãnh đạo mới lại là một sự thay đổi về quan điểm, phương hướng, mục tiêu tạo thành vòng luẩn quẩn, do vậy các giải pháp chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thiếu sự nhất quán, không thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh mới.

Xuất phát từ thực tiễn trên, PGS.TS Lê Phước Minh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông thực hiện đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, soạn thảo các văn bản chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc thù, lợi thế so sánh, tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Để xây dựng và hoàn thiện bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2025, các tỉnh cần thiết phải nghiên cứu, vận dụng các luận cứ khoa học, kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá trình chuyển đổi phương pháp, cách tiếp cận trong xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói chung và chiến lược và kế hoạch phát triển ngành trọng điểm của địa phương nói riêng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thông tin dữ liệu đầu vào, cần xác định rõ các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá kết quả kinh tế và điều hành của địa phương để tập trung nguồn lực. Xem xét cơ chế phối hợp với nhân sự từ các sở ban ngành 19 khác, hoặc thậm chí là cả sự tham gia của người dân để có được thông tin chính xác nhất về các chỉ tiêu này. Việc ứng dụng công nghệ cũng nên được cân nhắc để tiết giảm nguồn lực và cải thiện độ tin cậy, cũng như tính kịp thời của số liệu thu thập. Tăng cường sử dụng lực lượng công an khu vực, cán bộ tổ dân phố để có thể có được những số liệu đáng tin cậy hơn về việc làm và đời sống của người dân.

Thứ hai, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch tại địa phương nên tập trung vào các chỉ tiêu, và mục tiêu then chốt để đựa ra các chỉ báo quan trọng cần thiết phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành địa phương. Trong đó đặc biệt lưu ý các chỉ tiêu then chốt và các chỉ tiêu có liên quan đến các chỉ tiêu then chốt là: (i) việc làm, (ii) ngân sách và (iii) GRDP. Khi sử dụng phương thức đánh giá dựa trên kết quả đầu ra của từng cấp, từng ban và từng bộ phận, trong đó cơ chế đánh giá từ người dân được xem là quan trọng nhất cần được thiết lập nhưng không phải mang tính hình thức như một số địa phương và tổ chức đang làm hiện nay.

Thứ ba, cần có cách tiếp cận đổi mới tư duy, tầm nhìn về “vai trò của thị trường” trong xây dựng chiến lược và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó cần xác định rõ vai trò và quyền hạn, mức độ can thiệp của chính quyền địa phương, theo nguyên tắc là chính quyền địa phương chỉ nên can thiệp thiệp khi thị trường không hiệu quả hoặc nhận diện được các tín hiệu tích cực từ thị trường và cần vun đắp để giúp thị trường phát triển tốt hơn, nhanh hơn, và bền vững hơn. Ưu tiên tập trung ngân sách hạn hẹp của địa phương cho các chương trình, dự án khi mà khu vực kinh tế tư nhân không muốn hoặc không có khả năng đầu tư, trong khi địa phương lại rất cần để phát triển kinh tế xã hội trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20211/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 8
Hôm nay: 368
Tổng lượt truy cập: 3.523.957
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!