Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin hoạt động Sở

Ngày đăng: 21-01-2025

Tăng cường ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn đời sống, sản xuất và giải pháp trong những năm tới tại Quảng Trị

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) với quan điểm đưa KH&CN thực sự là động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo là một trong các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược của giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045. Tại tỉnh Quảng Trị, nhiều chính sách, đề án, giải pháp quan trọng được ban hành để triển khai thực hiện việc ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiển sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh. Xác định việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ là nhiệm vụ trọng tâm, trong thời gian qua, Trung tâm nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã tìm kiếm, kết nối, hỗ trợ khai thác thông tin và ứng dụng công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng, xây dựng, hoàn thiện, phát triển và làm chủ một số quy trình kỹ thuật và công nghệ sẵn sàng chuyển giao với kết quả mô hình, sản phẩm tạo ra có khả năng ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Hội nghị “Trình diễn ứng dụng Công nghệ sấy trong sản xuất chế biến nông sản sau thu hoạch”. Ảnh: Hải Yến
 

1. Công tác tìm kiếm, kết nối, hỗ trợ khai thác thông tin và ứng dụng công nghệ

Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sang tạo đã tăng cường tìm kiếm, kết nối và đặc biệt là khai thác từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu và một số địa phương khác để cung cấp thông tin về quy trình, công nghệ; hỗ trợ tiếp cận và khai thác và tổ chức tư vấn, chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thông qua việc chỉ đạo, phân công cho các phòng, bộ phận và bộ phận chuyên môn nghiên cứu, đánh giá, nắm bắt nhu cầu của các địa phương, tổ chức, cá nhân để lựa chọn, tìm kiếm quy trình,  công nghệ phù hợp cũng như các mô hình điển hình và cập nhật, phân loại (nhóm); Cập nhật trên trang thông tin điện tử KH&CN đồng thời thông tin, giới thiệu qua nhiều kênh khác nhau (chuyên mục, báo, đặc san, bản tin KH&CN...) để các tổ chức, cá nhân có thể tìm hiểu và ứng dụng. Các lĩnh vực ưu tiên tìm kiếm, cập nhật gồm: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất an toàn
sinh học, các đối tượng sản xuất mới có thị trường tiềm năng; công nghệ thu  hoạch, sau thu hoạch, công nghệ chế biến; công nghệ vi sinh vật; công nghệ nhà kính, nhà lưới, tự động hóa.

Cán bộ Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo hướng dẫn quy trình công nghệ sấy ném cho bà con. Ảnh: Ánh Ngọc

2. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, xây dựng, hoàn thiện, phát triển và làm chủ quy trình, công nghệ

Trung tâm đã nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện, phát triển, làm chủ và sẵn sàng chuyển giao trên 70 quy trình, công nghệ phục vụ sản xuất gồm:

- Quy trình, công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (15 quy trình): (1) Sản xuất giống hoa lan hồ điệp bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất hoa lan hồ điệp thương phẩm; (2) Sản xuất giống dâu tây bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất dâu tây thương phẩm; (3) Sản xuất giống hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất hoa đồng tiền thương phẩm; (4) Sản xuất giống lan kim tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất lan kim tuyến thương phẩm; (5) Sản xuất các loại hoa lyli; (6) Sản xuất hoa hồng môn; (7) Sản xuất cà chua cherry; (8) Sản xuất trên 10 loại cây lá cảnh; (9) Sản xuất hoa cẩm tú cầu; (10) Sản xuất hoa cát tường; (11) Sản xuất đông trùng hạ thảo (12) Trồng và chăm sóc hoa lan nghinh xuân; (13) Sản xuất hoa tulip thương phẩm; (14) Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp; (15) Chăn nuôi bò an toàn sinh học.

-  Quy trình trong sản xuất dược liệu và chế biến nông sản (12 quy trình): (1) Thu hái các loại nguyên liệu; (2) Sơ chế các loại nguyên liệu (cắt nhỏ, sấy hoặc phơi, bảo quản nguyên liệu); (3) Sử dụng các loại dung môi trong chiết xuất các loại nguyên liệu; (4) Chiết xuất và cô đặc tuần hoàn các loại dược liệu; (5) Thu hồi dịch chiết và sấy khô dịch chiết bằng nhiều thiết bị sấy khác nhau (tùy theo loại nguyên liệu); (6) Nghiền, trộn sản phẩm (cao khô sau sấy); (7) Đóng gói và bao gói sản phẩm; (8) Sản xuất bột matcha các loại; (9) Sản xuất trà túi lọc các loại; (10) Sấy dẻo chuối; (11) Sản xuất một số loại bột loại củ, quả, (12) Sản xuất bột Chanh dây .

- Quy trình sản xuất các loại chế phẩm vi sinh vật (06 quy trình): (1) Chế phẩm xử lý chất thải, ủ phân hữu cơ vi sinh (Compo - QTMIC); (2) Chế phẩm làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi (BioQTMIC); (3) Chế phẩm xử lý ao nuôi thủy sản (Nitro - QTMIC ); (4) Chế phẩm bổ sung thức ăn chăn nuôi (Pro - QTMIC); (5) Chế phẩm vi sinh đối kháng nấm gây bệnh cây trồng (Tricho - Pseu); (6) Chế phẩm vi sinh bổ sung thức ăn nuôi trồng thủy sản (PERFECTQTMIC).

- Quy trình được hình thành từ các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước (33 quy trình):  (1) Chăn nuôi bò thâm canh (07 quy trình); (2) Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu (15 quy trình); (3) Sản xuất hoa lyli, hồ điệp thương phẩm (07 quy trình); (4) Sản xuất đông trùng hạ thảo (04 quy trình)

- Quy trình về thiết kế và vận hành hệ thống tưới, nhà lưới, nhà kính tự động, bán tự động (05 quy trình)

Tham gia triễn lãm “Giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm KHCN&ĐMST, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung” tại Huế. Ảnh: Hải Yến

3. Kết quả ứng dụng, chuyển giao

Thời gian qua, Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sang tạo đã chuyển giao và đưa vào ứng dụng nhiều quy trình công nghệ cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh như: chuyển giao cho Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị “Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ viên nén từ chất thải chăn nuôi dạng rắn”; HTX Công Bằng Sa Mù và các hộ dân tại xã Hướng Phùng “Quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ”; HTX Nông nghiệp Tân Hợp “Quy trình xử lý vỏ chanh dây thành phân hữu cơ”; Công ty TNHH Phát triển Công nghệ QT-TECH “Quy trình Sản xuất đông trùng hạ thảo”; Công ty TNHH Green Globe “Quy trình công nghệ sấy chuối”; Hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ nông sản Thuần Việt (Hải Dương) “Quy trình công nghệ sấy ném”; Hội phụ nữ Huyện đảo Cồn Cỏ “Công nghệ sản xuất sản phẩm trà túi lọc giảo cổ lam”; Cơ sở sản xuất Nông sản sạch Ánh Dương “Công nghệ sản xuất sản phẩm chuối sấy dẻo bằng công nghệ sấy lạnh”; Hợp tác xã cà phê hữu cơ sinh thái Chân mây “Quy trình công nghệ sáy măng”; 03 hộ dân tại xã Kim Thạch - Vĩnh Linh, Triệu Độ - Triệu Phong và Thành phố Đông Hà“Công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi. Phối hợp thực hiện và Chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, sản xuất phân bón hữu cơ cho 2 doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV QT Hùng Dung, Công ty THHH Một thành viên Hải Nhi). Tư vấn về công nhệ sấy cho cơ sở sản xuất sen Bảo Liên; cơ sở sản xuất bún sạch Vạn Ninh; Công ty TNHH dược liệu thiên nhiên Ngọc Bích; Hội Phụ nữ tỉnh; Công ty cổ phần dược liệu Trường sơn, Công ty cao dược liệu Đinh Sơn Mai Thị Thủy…Tư vấn, hỗ trợ công nghệ về chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng hữu cơ cho Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học ở thôn An Bình, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh). Tổ chức 05 khóa đào tạo với trên 100 lượt tham gia về kỹ thuật ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ cho Tổ chức Tầm nhìn Thế giới-Dự án Phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện). Tổ chức 12 khóa đào tạo với 620 lượt người tham dự về Chăn nuôi bò an toàn sinh học, Sản xuất hoa lan Hồ Điệp, hoa Lily, Nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu, Sản xuất Đông trùng hạ thảo). Phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng tổ chức 21 khóa đào tạo nghề (30 người lớp, 60 ngày khóa); Phối hợp với các địa phương, các Hội, đoàn thể tổ chức trên 150 lớp tập huấn về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; tư vấn cho hàng chục tổ chức, cá nhân về quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp; ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vật; công nghệ xử lý môi trường; công nghệ sấy, công nghệ chế biến nông sản, dược liệu; công nghệ sản xuất rau, hoa; công nghệ sản xuất phân hữu cơ; công nghệ ứng dụng sinh học trong nuôi trồng thủy sản; công nghệ chăn nuôi; kỹ thuật nuôi giun quế; công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu…

Các quy trình, công nghệ được nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm thành công và đã áp dụng vào thực tiễn sản xuất đưa lại hiệu quả cao. Hoạt động ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiển sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của KH&CN đối với đời sống xã hội, việc ứng dụng và chuyển giao các kết quả KHCN ngày càng đi vào trọng tâm, trọng điểm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

4. Ưng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiển sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh trong những năm tới

Trong những năm tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông sâu rộng các chủ trương, chính sách về KH&CN đến người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chính sách hỗ trợ, nhân rộng kết quả KH&CN vào sản xuất và đời sống theo Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND ngày 10/5/2024 của HĐND tỉnh về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 163/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026; Truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội, tổ chức và doanh nghiệp đối với hoạt động đổi mới công nghệ.

Nâng cao hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, chuyển giao mô hình tiến bộ vào thực tiễn sản xuất gắn với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cuộc cách mạng 4.0, tạo ra được các sản phẩm hàng hóa gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến thị trường tiêu thụ.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác chọn tạo giống và du nhập, khảo nghiệm cây trồng, vật nuôi mới năng xuất, chất lượng, phù hợp thị trường và thích nghi điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu, bổ sung cơ cấu giống trong nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, đồng thời thực hiện sưu tầm, bảo tồn, phục tráng các giống cây con bản địa, bán hoang dã để bổ sung cho nhóm sản phẩm đặc sản, lợi thế địa phương nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp gắn phát triển du lịch của tỉnh.

Nghiên cứu, tiếp nhận làm chủ công nghệ tiên tiến sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, triển khai các mô hình nuôi trồng theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ cao, gắn kết giữa nuôi trồng, khai thác với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ sau thu hoạch từ khâu bảo quản, sơ chế và chế biến các sản phẩm, góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch và nâng cao giá trị sản phẩm.

Tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp và người dân, phân loại đối tượng cần chuyển giao; nguyên tắc chuyển giao công nghệ phải bảo đảm nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ.

Xây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; số hóa, tiến tới chuyển đổi số cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tra cứu, khai thác và chuyển giao công nghệ.

Nâng cao năng lực cho Cán bộ chuyển giao công nghệ; thay đổi nội dung, phương pháp chuyển giao chuyển giao; công tác chuyển giao phải gắn liền với chuỗi giá trị, sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ, hiệu quả ứng dụng, hiệu quả kinh tế... Nội dung chuyển giao gắn với mô hình kinh nghiệm và thị trường hàng hóa.

Thúc đẩy phát triển nguồn cung - cầu công nghệ trên cơ sở nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp: cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, khả năng cung ứng, khai thác nguồn tài sản trí tuệ.

Đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động chuyển giao quy trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh.

Kết hợp, lồng ghép các chương trình, đề tài, dự án các cấp với các dự án đầu tư phát triển của từng vùng, miền, huy động nguồn đóng góp ngoài ngân sách nhà nước (nguồn xã hội hóa), nhằm đa dạng hóa hình thức đầu tư, phương thức chuyển giao công nghệ; khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nhiều nguồn khác nhau.

Đối với các tổ chức, cá nhân, cần chủ động nắm bắt thông tin, đặc biệt là các cơ chế chính sách nói chung và các chính sách hỗ trợ về phát triển KH&CN nói riêng thông qua các kênh thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, chủ động hợp tác với các tổ chức KH&CN, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận các quy trình, công nghệ mới./.

Nguyễn Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 10
Hôm nay: 913
Tổng lượt truy cập: 4.070.991
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!