Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán cho các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu
Trong những năm gần đây (2013-2019), các tỉnh Tây Nguyên luôn phải hứng chịu những thiệt hại do khô hạn gây ra với mức độ ngày càng khốc liệt, nguồn nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp thiếu hụt trầm trọng, đời sống người dân vô cùng khó khăn. Hàng năm, mặc dù Nhà nước đã có những giải pháp tình thế để cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho dân ở những vùng đặc biệt khô hạn nhưng nguy cơ thiếu hụt về nguồn nước ở đây luôn hiện hữu, nhất là trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng rất rõ nét.
Kể từ khi Luật Phòng, Chống thiên tai ban hành và có hiệu lực cho đến nay, trong các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai của Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Đài khu vực Tây Nguyên và các Đài KTTV tỉnh trực thuộc ngoài các thông tin dự báo như trước đây, phải bổ sung thêm các cấp độ rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng thực tế, các quy định cảnh báo rủi ro dưới Luật còn nhiều bất cập, chưa gắn liền với giá trị thiệt hại cũng như tính dễ bị tổn thương của từng địa phương cụ thể. Cần phải đánh giá tổng thể tác động của hạn hán đến các yếu tố kinh tế xã hội, môi trường và con người để phân chia cấp độ rủi ro, nâng cao tính sát thực của công tác cảnh báo đến người dân thì việc phân cấp rủi ro mới thực sự có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tiễn trên, ThS. Vũ Đức Long, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán cho các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu” với mục tiêu: Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phân cấp và cảnh báo cấp độ rủi ro do hạn hán cho các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên. Xây dựng được các cấp độ rủi ro do thiên tai hạn hán và hệ thống nghiệp vụ cảnh báo các cấp độ rủi ro do hạn hán gây ra cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên đáp ứng được các yêu cầu cảnh báo và phòng tránh thiên tai.
Khu vưc̣ Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Về phía bắc, giáp với vùng rừng núi của tỉnh Quảng Nam, phía nam và tây nam giáp các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước. Phía đông giáp các tỉnh đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Phía tây giáp Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam Pu Chia. Diện tích tự nhiên toàn lãnh thổ Tây Nguyên là 54.473,79 km2. Tây Nguyên có 4 hệ thống sông lớn, sông Sê San, thượng lưu sông Ba, sông Srêpôk và thượng lưu sông Đồng Nai. Tây Nguyên được gọi là nóc nhà Đông Dương, là địa bàn quan trọng của cả nước về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Khu vực Tây Nguyên thuộc 1 trong những vùng khô hạn nhất ở nước ta, hệ thống sông suối tuy khá phát triển nhưng do địa hình dốc, chiều dài dòng chảy ngắn nên vào mùa mưa thường chảy xiết, còn vào mùa khô thì hầu như khô kiệt, do đó nguồn nước mặt hạn chế. Thêm vào đó, tình trạng quy hoạch không bền vững của hệ thống thủy điện được xây dựng tràn lan trên các hệ thống sông, sự khai thác nguồn nước ngầm không có quy hoạch và sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm thiên tai hạn hán trên khu vực ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Khu vực Tây Nguyên thuộc 1 trong những vùng khô hạn nhất ở nước ta, hệ thống sông suối tuy khá phát triển nhưng do địa hình dốc, chiều dài dòng chảy ngắn nên vào mùa mưa thường chảy xiết, còn vào mùa khô thì hầu như khô kiệt, do đó nguồn nước mặt hạn chế. Thêm vào đó, tình trạng quy hoạch không bền vững của hệ thống thủy điện được xây dựng tràn lan trên các hệ thống sông, sự khai thác nguồn nước ngầm không có quy hoạch và sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm thiên tai hạn hán trên khu vực ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
- Đề tài đã đánh giá đươc̣ hiện trạng hạn hán và những thiệt hại do hạn 24 hán gây ra trên khu vực Tây Nguyên trong quá khứ và giai đoạn gần đây dưới tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
- Đánh giá đươc̣ thực trạng công tác cảnh báo, dự báo hạn hán và cấp độ rủi ro do hạn hán, thực trạng triển khai Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại các đơn vị. Đề xuất điṇ h hướng sửa đổi.
- Phân tích các phương pháp đánh giá rủi ro thiên tai trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng; lựa chọn khái niệm rủi ro thiên tai (R) theo IPCC (2012) trong đó R là hàm của hiểm họa (H), mức độ phơi bày (E) và tính dễ bị tổn thương (V), sử dụng phương pháp công thức số học theo IPCC AR5 để tổng hợp các thành phần rủi ro và phân cấp cấp độ rủi ro cho hạn hán cho từng huyện thuộc khu vực Tây Nguyên theo 5 cấp độ (rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao) tương ứng với 5 khoảng phân bố đều từ 0-1.
- Phân tích lựa chọn các thành phần của từng tiêu chí; xác định các chỉ thị, thành phần phân cấp cấp độ rủi ro do hạn hán ở khu vực Tây Nguyên
- Dựa trên bộ số liệu KTTV tại các trạm từ năm 1980-2018, các số liệu kinh tế xã hội từ niên giám thống kê giai đoạn 2015-2018 và phiếu điều tra khảo sát tại các huyện thuộc khu vực Tây Nguyên, Đề tài đã tính toán và xây dựng được bộ chỉ số và bản đồ cấp độ rủi ro chi tiết đếp cấp huyện cho thiên tai hạn hán cũng như các bản đồ thành phần như H, E và V cho khu vưc̣ Tây Nguyên.
- Thiết lâp̣ mô hình tính toán lươṇ g mưa và dòng chảy cho khu vực Tây Nguyên ứng vớ i các kic̣h bản BĐKH RCP 4.5, RCP 8.5 và đánh giá sơ bộ mức đô ̣rủi ro do haṇ hán cho khu vưc̣ Tây Nguyên trong điều kiêṇ BĐKH.
- Xây dựng được phần mềm giám sát và cảnh báo cấp độ rủi ro do hạn hán cho khu vực Tây Nguyên và hướng dẫn sử dụng; hỗ trợ rút ngắn quá trình tác nghiệp dự báo và cảnh báo thiên tai cho các dự báo viên tại Trung tâm Dự báo KTTV và các Đài tỉnh có liên quan.
Ngoài các kết quả khoa học chính nói trên, các nội dung nghiên cứu của đề tài đã đăng tải 2 bài báo khoa học trên Tạp chí Khí tượng Thủy văn và hỗ trợ tham gia đào tạo 01 thạc sĩ chuyên ngành thủy văn.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18827/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
https://vista.gov.vn/