Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 11-01-2024

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ và ngập lụt cho các địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ

Việt Nam thuộc khu vực ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai với cường độ rất khốc liệt. Trong những năm qua diễn biến thiên tai hết sức phức tạp, gây hậu quả rất nghiêm trọng về người, tài sản, công trình, kinh tế, xã hội ở các địa phương. Để thực hiện được luật và nghị định trên cần thực hiện tốt Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 về chi tiết cấp độ rủi ro thiên tai. Trong đó đã quy định cấp độ rủi ro thiên tai cho các hiện tượng khí tượng thủy văn theo các yếu tố quan trắc tại các trạm.

 

Tuy nhiên trong Quyết định 44 mới chỉ phân cấp độ rủi ro do lũ theo cấp độ báo động, cấp mực nước nên còn nhiều bất cập, khó khăn trong việc áp dụng, chuẩn bị và triển khai công tác phòng chống lũ lụt chưa thiết thực và hiệu quả. Bất cập trong Quyết định 44 chủ yếu là với một cấp mực nước thì toàn bộ vùng ngập lụt có cấp độ rủi ro như nhau, trong khi đó độ sâu ngập, tốc độ dòng lũ, thời gian duy trì, khả năng phòng chống, mức độ thiệt hại, khả năng khắc phục hậu quả, phát triển kinh tế ở mỗi khu vực trong vùng ngập đó hoàn toàn khác nhau. Để áp dụng hiệu quả Quyết định 44, nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo cấp độ rủi ro do lũ lụt ở các Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) tỉnh, Đài KTTV khu vực, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia và giúp các cấp triển khai phòng chống tốt nhất cần chi tiết cấp độ rủi ro do lũ lụt ở các khu vực khác nhau.

Để áp dụng hiệu quả Quyết định 44, nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo cấp độ rủi ro do lũ và ngập lụt đối với các đơn vị làm công tác dự báo KTTV, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý rủi ro thiên tai và các cấp chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ triển khai phòng chống thiên tai do lũ và ngập 2 lụt đạt hiệu quả, thì việc xác định bộ chỉ số rủi ro để chi tiết cấp độ rủi ro do lũ và ngập lụt cho từng khu vực cụ thể là rất cần thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, ThS. Nguyễn Văn Lý cùng nhóm nghiên cứu tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ thực hiện “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ và ngập lụt cho các địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Áp dụng thí điểm cho lưu vực sông Kôn-Hà Thanh với mục tiêu Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phân cấp và cảnh báo cấp độ rủi ro do lũ lụt cho các địa phƣơng thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Xây dựng được các cấp độ rủi ro do lũ lụt và hệ thống nghiệp vụ cảnh báo các cấp độ rủi ro do lũ lụt cho lưu vực sông Kôn - Hà Thanh đáp ứng yêu cầu phòng tránh thiên tai.

Rủi ro thiên tai là khả năng xảy ra các thay đổi nghiêm trọng trong các chức năng bình thường của một cộng đồng hay một xã hội ở một giai đoạn thời gian cụ thể, do các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện dễ bị tổn thương của xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi rộng khắp đối với con người, vật chất, kinh tế hay môi trường, đòi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các nhu cầu cấp bách của con người và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục hồi.

Rủi ro thiên tai xuất hiện từ việc kết hợp giữa hiểm họa tự nhiên và tính dễ bị tổn thương của các yếu tố bị phơi bày trước hiểm họa và làm tăng khả năng không thực hiện các chức năng bình thường của xã hội khi thiên tai xảy ra. Những định nghĩa trên về rủi ro thiên tai và thiên tai không bao gồm các tác động tiềm tàng và thực tế của các hiện tượng khí hậu và thủy văn lên các hệ sinh thái hoặc các hệ thống vật lý trên Trái đất. Rủi ro thiên tai (R - thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai) được cấu thành từ 3 yếu tố: (1) hiểm họa (hazart -H), (2) Mức độ phơi bày trước hiểm họa (exposure -E) và (3) tính dễ bị tổn thương (vulnerability-V). Nếu thiếu một trong ba yếu tố thì không hình thành rủi ro thiên tai.

Sự phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có đường giao thông có ảnh hưởng lớn đến diễn biến ngập lụt hạ lưu các sông. Các con đường mới xây dựng, nâng cao trình cắt ngang hướng dòng chảy đã làm tăng mực nước thượng lưu, gây ngập lụt nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề hơn cho khu vực thượng lưu. Hiện tượng này xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có thành phố Wollongong của Úc. Các đại lộ đã cắt ngang hướng thoát lũ của lưu vực Hewitts Creek đã làm tăng mức độ ngập lụt thượng lưu, vị trí các cống trên đại lộ không hợp lý đã làm tăng thêm thiệt hại cho thành phố. Trong khi đó những giải pháp chưa tối ưu do không đồng nhất về mô hình, công nghệ mô phỏng lũ. Do đó để đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực và gia tăng thiệt hại do xây dựng các công trình không hợp lý, chính quyền thành phố Wollongong đã cho xây dựng bản đồ chi tiết cấp độ rủi ro do lũ để xác định mực độ ảnh hưởng của ngập lụt đến dân cư. Bản đồ cấp độ rủi ro chi tiết do ngập lụt đánh giá tác động của các công trình đến các khu vực dân cư của thành phố, từ đó có các giải pháp hợp lý hỗ trợ, cảnh báo cho người dân, đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra.

Để cung cấp cho các công ty bảo hiểm, các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về nguy cơ lũ lụt, Ambiental đã hợp tác với GeoSmart để cung cấp chính xác nhất dữ liệu ngập lụt của nước Anh thời gian thực. Bằng cách tích 7 hợp bản đồ rủi ro do ngập lụt của GeoSmart (GW5) trong cơ sở dữ liệu rủi ro do ngập lụt, ngƣời sử dụng có sự nhận biết chi tiết về nguy cơ ngập lụt từ đó có kế hoạch bảo vệ tài sản hợp lý. GW5 xây dựng được bản đồ chi tiết cấp độ rủi ro do lũ của Anh và xứ Wales với độ phân giải 5m giúp người sử dụng xác định nguy cơ, mức độ ảnh hưởng, khẳ năng gây thiệt hại chi tiết cho các khu vực.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Đề tài đã nghiên cứu được cơ sở khoa học và thực tiễn xác định cấp độ rủi ro do ngập lụt hạ lưu các sông khu vực Nam Trung Bộ. Đã phân tích và lựa chọn phương pháp xác định cấp độ rủi ro dựa trên quan điểm của IPCC và ADRC. Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu theo hình thức điền phiếu đến ngƣời dân và cán bộ xã.

Áp dụng thử nghiệm chi tiết cấp độ rủi ro do ngập lụt hạ lưu sông Kôn - Hà Thanh phục vụ cảnh báo trong công tác nghiệp vụ dự báo thủy văn nguy hiểm. Đã xây dựng bản đồ chi tiết cấp độ rủi ro đến cấp xã và chi tiết theo cấp mực nước một khoảng 20cm từ cấp báo động 2 tại trạm thủy văn Thạnh Hòa đến lũ tần suất 0,05%. Kết quả chi tiết như trên sẽ phát huy hiệu quả cao khi ứng dụng bản đồ chi tiết cấp độ rủi ro ngập lụt trong công tác cảnh báo và phòng chống ứng phó vùng hạ lƣu sông Kôn - Hà Thanh.

Kết quả chi tiết cấp độ rủi ro do ngập lụt dựa trên cơ sở khoa học của các công trình nghiên cứu và các tổ chức có uy tín; đồng thời dựa trên Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và đặc thù của các địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ để xây dựng bản đồ chi tiết cấp độ rủi do ngập lụt phù hợp với đặc thù từng địa phương.

Sử dụng công thức cộng theo quan điểm của IPCC và ADRC phù hợp với thực tế hơn so với công thức nhân khi nghiên cứu xác định chỉ số rủi ro do ngập lụt ở khu vực Nam Trung Bộ. Sử dụng phương pháp AHP để xác trọng số trong công thức cộng có tính khách quan và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng thành phần trong công thức, từ đó xác định được chỉ số rủi ro phù hợp với thực tế.

Các dữ liệu sử dụng xác định bộ chỉ số rủi ro được số hóa trên bản đồ và tính toán theo các phương pháp đã được lựa chọn bằng công nghệ GIS cho kết quả trực quan, chi tiết và độ chính xác cao. Phương pháp chống chập bản đồ và cài đặt phƣơng pháp tính toán với càng nhiều lớp thông tin, trường dữ liệu thì cho kết quả càng chi tiết.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19308/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 43
Hôm nay: 1407
Tổng lượt truy cập: 3.261.931
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.