Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 20-08-2024

Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất rượu gạo truyền thống sản lượng 800 000l/năm (CT KC07)

Đối với công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất rượu gạo quy mô công nghiệp

– Đã lựa chọn bộ Sưu tập giống nấm mốc phù hợp cho sản xuất rượu gạo quy mô công nghiệp. Bên cạnh chủng nấm mốc Asperillus niger tuyển chọn từ đề tài cơ sở, dự án đã tuyển chọn được chủng nấm mốc Aspergillus oryzae BM02 thích hợp để sản xuất rượu truyền thống dạng đục. Từ đó đã đa dạng hóa được sản phẩm rượu
gạo (dạng trong, dạng đục) theo yêu cầu của doanh nghiệp.

 

– Đã xây dựng mô hình sản xuất hoàn thiện quy mô 800.000 lit/năm. Đã thiết kế và chế tạo được thiết bị nuôi mốc sản xuất quy mô 1500 kg/mẻ thay thế cho công đoạn nuôi mốc thủ công, thụ động, dễ bị nhiễm tạp từ quy trình sản xuất của đề tài cơ sở.

– Việc sản xuất trên mô hình thiết bị cho thấy đã tiết kiệm được chi phí sản xuất do nâng cao hiệu suất thu hồi (từ 0,94 lên 1,1 lít rượu 35 %V/kg nguyên liệu),và giảm bớt 50% lượng nguyên liệu nuôi mốc sản xuất. Đối với công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất dấm gạo Dự án đã giải quyết được một phần vấn đề xử lý môi trường bằng việc tận dụng dịch bã thải của quá trình sản xuất rượu gạo cho sản xuất dấm gạo theo phương pháp lên men chìm.

– Đã phân lập tuyển chọn 04 chủng vi khuẩn acetic có đặc tính tốt cho lên men dấm gạo như: chịu được nồng độ cồn, acid ban đầu cao, chịu được nhiệt độ cao, sinh hương tốt. Các chủng đều được định tên đến loài: chủng A2, A4 thuộc Komagataeibacter 200 saccharivorans, chủng M5 thuộc Acetobacter pasteurianus, chủng M3 thuộc Komagatabacter saccharivorans.

– Đã hoàn thiện quy trình sản xuất dấm gạo lên men bằng phương pháp lên men chìm sử dụng phế phụ phẩm của quá trình sản xuất rượu gạo. Sản phẩm tạo ra đạt nồng độ acid cao (8%) chủ yếu là acid acetic (chiếm 99,9%), có hương thơm đặc trưng tương tự dấm của Nhật Bản.

– Đã xây dựng mô hình sản xuất công nghiệp quy mô 1000 lit/mẻ và thiết kế chế tạo thiết bị lên men dấm gạo dung tích 3000 lit đặt tại xưởng thực nghiệm Viện Công nghiệp thực phẩm.

– Đã tiến hành sản xuất thực nghiệm dấm gạo lên men trên mô hình đã lựa chọn. Hiệu suất lên men trên mô hình thiết bị ổn định (đạt tới 88-90%). Dự án đã bán được 61.590 lit dấm gạo loại 8% xuất đi Liên Bang Nga.

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 8
Hôm nay: 703
Tổng lượt truy cập: 3.950.722
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!