Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 12-09-2022

Mô hình tiền lâm sàng mới có thể đẩy nhanh nghiên cứu về ung thư tuyến ức

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Lồng ngực (the Journal of Thoracic Oncology) mới đây, tiến sĩ, giáo sư y khoa Giuseppe Giaccone, Phó Giám đốc nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Ung thư Sandra và Edward Meyer thuộc Weill Cornell Medicine, tác giả của nghiên cứu và các đồng nghiệp của ông đã mô tả một mô hình chuột được biến đổi gen mà trong đó tế bào biểu mô tuyến ức của chúng ẩn chứa biến thể di truyền có tên là GTF2I L424H - đột biến phổ biến nhất trong ung thư tuyến ức.

Tiến sĩ Giaccone, đồng thời là bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian/Weill Cornell, cho biết: “Có một mô hình chuột về các khối u biểu mô tuyến ức sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu rõ thêm về cách thức hình thành các khối u này và cho phép chúng tôi thử nghiệm các liệu pháp mới”.

Tiến sĩ Yongfeng He, giảng viên sinh học ung thư tại Weill Cornell Medicine, tác giả chính của nghiên cứu giải thích rằng, ung thư tuyến ức là một loại ung thư hiếm gặp, phức tạp và chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Một số tình trạng tự miễn dịch nhất định có liên quan đến các khối u biểu mô tuyến ức, nhưng nguyên nhân tại sao vẫn chưa được rõ ràng. Hiện tại chưa có mô hình tiền lâm sàng nào giúp tái tạo lại các đặc điểm bệnh tật ở người và chỉ có một số ít dòng tế bào là sẵn sàng cho nghiên cứu, ông nói.

Việc thiếu các mô hình thử nghiệm đã cản trở việc nghiên cứu các liệu pháp mới cho tình trạng này. Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên, nhưng nếu thất bại, bệnh nhân ung thư tuyến ức có thể phải trải qua liệu pháp hóa trị, liệu pháp miễn dịch hoặc các liệu pháp nhắm mục tiêu khác được phát triển cho các bệnh ung thư khác nhau. Tuy nhiên, những liệu pháp thứ hai này không thể chữa khỏi bệnh, Tiến sĩ Giaccone nói.

Chúng tôi muốn hiểu tại sao những khối u này lại xảy ra và làm thế nào chúng tôi có thể phát triển các liệu pháp chữa bệnh”, Tiến sĩ He bày tỏ

Nhóm nghiên cứu đã biến đổi gen chuột để có đột biến GTF2I L424H trong tế bào biểu mô tuyến ức và nhận thấy sự phát triển bất thường của tế bào này ở những con chuột con. Khi chuột già đi, chúng phát triển các khối u trong tuyến ức. Họ phát hiện ra rằng biểu hiện của nhiều gen liên quan đến việc sản xuất tế bào tuyến ức mới bị thay đổi ở chuột, bao gồm cả các gen trước đây liên quan đến các bệnh ung thư khác. Khi nhóm nghiên cứu so sánh các khối u của chuột với các mẫu ung thư tuyến ức ở người, họ phát hiện ra rằng các khối u của chuột có nhiều đặc điểm phân tử với các khối u tuyến ức loại B1 và ​​B2 ở người.

Chúng tôi nghĩ rằng đột biến GTF2I L424H bắt đầu quá trình hình thành khối u. Thêm nhiều đột biến hơn có thể làm cho các khối u hung hãn hơn”, tiến sĩ Giaccone cho biết.

Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ nghiên cứu chính xác cách thức đột biến này gây ra những thay đổi ung thư ở tuyến ức và những con đường di truyền khác có liên quan như thế nào.

Do gen chịu ảnh hưởng bởi đột biến GTF2I L424H kiểm soát sự biểu hiện của nhiều gen khác, nó có lẽ không phải là mục tiêu tốt cho các liệu pháp chống ung thư. Nhưng một số gen khác mà nó bật hoặc tắt có thể là mục tiêu tiềm năng.

Tiến sĩ He bày tỏ rằng, họ có thể sử dụng mô hình chuột của mình để thử nghiệm các loại thuốc nhắm vào các gen khác này nhằm tìm ra liệu pháp điều trị tốt hơn dành riêng cho các khối u biểu mô tuyến ức.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 95
Hôm nay: 10304
Tổng lượt truy cập: 3.276.561
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.