Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai”
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 25-09-2023

Xét nghiệm “sương mù não” do COVID kéo dài

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Medicine nêu rõ, hai chỉ dấu sinh học trong máu có thể dự đoán tình trạng suy giảm nhận thức sau 6 tháng và 12 tháng kể từ khi một người được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19. Phát hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu về hơn 1.800 bệnh nhân nhập viện do COVID-19, đã được xác thực trong một bộ dữ liệu độc lập và cung cấp những hiểu biết sinh học về các yếu tố có thể dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức lâu dài do COVID-19.

Những khiếm khuyết nhận về thức hậu COVID-19, bao gồm cả tình trạng “sương mù não”, có thể khiến cơ thể suy nhược và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật. Để chẩn đoán, cần dựa vào cả yếu tố khách quan (nhờ có bác sĩ lâm sàng) và yếu tố chủ quan (do bệnh nhân báo cáo). Tuy nhiên, những khiếm khuyết nhận thức hậu COVID-19 này tiến triển ra sao, vẫn chưa được xác định rõ.

Nhóm nghiên cứu do Maxime Taquet tại trường Đại học Oxford, Anh dẫn đầu, đã xem xét dữ liệu được thu thập từ 1.837 bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 ở Vương quốc Anh trong khoảng thời gian từ ngày 29 tháng 1 năm 2020 đến ngày 20 tháng 11 năm 2021. Các mẫu máu được lấy từ các bệnh nhân này trong quá trình nhập viện và cả các số đo về nhận thức do bác sĩ lâm sàng cung cấp hoặc do bệnh nhân báo cáo, được thu thập sau đó sáu tháng và 12 tháng.

Thông qua sử dụng phương pháp thống kê, các tác giả đã xác định được hai chỉ dấu sinh học trong máu có liên quan mật thiết đến tình trạng suy giảm nhận thức hậu COVID-19. Hồ sơ đầu tiên xác định hàm lượng fibrinogen cao, một loại protein gây đông máu, có liên quan đến cả sự thiếu hụt nhận thức khách quan và chủ quan. Hồ sơ thứ hai thiết lập mối liên hệ giữa nồng độ cao của một loại protein đông máu khác có tên là d-dimer với sự thiếu hụt nhận thức chủ quan, bao gồm cả "sương mù não", nhưng cũng đi kèm tình trạng mệt mỏi và khó thở.

Kết quả nghiên cứu có thể cho phép phát triển các mô hình về những khiếm khuyết nhận thức hậu COVID-19 nhằm tạo thuận lợi cho việc tiên lượng và kiểm soát bệnh tật. Tuy nhiên, cần thực hiện nghiên cứu trên quy mô lớn hơn.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 5
Hôm nay: 560
Tổng lượt truy cập: 2.889.245
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.