Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 26-04-2022

Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển miền Trung trong bối cảnh biến hậu; ứng dụng thí điểm cho công trình cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên nước trong đó có tài nguyên nước dưới đất trong khi các TCN ven biển là nguồn tài nguyên quý hiếm. Nghiên cứu phân bố ranh giới mặn nhạt không mới tuy nhiên sự phân bố “nêm mặn nhạt” lại luôn là vấn đề mới đặc biệt khi thay đổi nguồn cấp, miền thoát do BĐKH và NBD. Đây là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam dẫn đến các công trình khai thác do thiết kế, khai thác không hợp lý đã bị XNM. Nếu biết được phân bố ranh giới “nêm mặn nhạt” thì khai thác bền vững tránh XNM đối với các TCN ven biển miền Trung hoàn toàn có thể giảm thiểu.

Trước thực trạng nêu trên, nhóm nghiên cứu đến từ Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, do TS. Tạ Thị Thoảng làm Chủ nhiệm đề tài, đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển miền Trung trong bối cảnh biến hậu; ứng dụng thí điểm cho công trình cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”.

Mục tiêu của đề tài là nhằm đánh giá được thực trạng XNM các TCN ven biển miền Trung; xác định được các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá được mức độ dễ bị tổn thương các TCN ven biển miền Trung đối với XNM trong bối cảnh BĐKH và NBD; đề xuất được và thử nghiệm thành công một số giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế XNM đối với các TCN ven biển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong điều kiện BĐKH; thiết kế công trình điển hình hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển Ninh Thuận.

Một số kết quả chính và đóng góp mới của đề tài bao gồm:

- Lần đầu tiên đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn dưới tác động của BĐKH và NBD cho các TCN trầm tích Đệ tứ các đồng bằng ven miền Trung. Kết quả nghiên cứu này góp phần vào định hướng khai thác bền vững và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu XNM của các TCN ven biển.

- Các giải pháp khoa học công nghệ nhằm hạn chế XNM đối với các TCN ven biển lần đầu tiên được đề cập một cách có hệ thống và được đề xuất áp dụng ở Việt Nam, trong đó, bao gồm các giải pháp phi công trình đề cập tới tuyên truyền giáo dục, cơ chế chính sách trong khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất bền vững, và 04 giải pháp công trình gồm: Khai thác nước dưới đất mặn nhằm tạo cân bằng giảm XNM vào các công trình khai thác; Tăng cường cung cấp thấm từ trên mặt làm tăng dòng thấm ra biển; Tăng nguồn bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất; và Giảm lưu lượng khai thác các công trình không được vượt lưu lượng khai thác bền vững; Đối với các TCN ven biển miền Trung các giải pháp về BXNT, xác định hợp lý lưu lượng khai thác, xây dựng đập ngầm là các giải pháp được xem là hiệu quả và có thể triển khai vào thực tế.

- Hiện trạng XNM của TCN đã được tiến hành điều tra nghiên cứu cho các địa phương trên địa bàn ven biển miền Trung ở các thời điểm khác nhau với các mức độ khác nhau. Sự biến động ranh giới mặn nhạt của các TCN dưới tác động của BĐKH và NBD và phát triển KTXH đòi hỏi phải xác định hiện trạng của nó. Kết quả điều tra bổ xung đã đưa ra được bức tranh tổng thể về sự phân bố ranh giới mặn nhạt của 02 TCN chính Holoxen và Pleistoxen phân bố ven biển miền Trung.

- Các TCN trầm tích Đệ tứ ven biển miền Trung có thành phần thạch học và nguồn gốc trầm tích phức tạp. Chiều dày các TCN mỏng, biến đổi liên tục dẫn đến sự phân bố ranh giới mặn nhạt cũng như nguồn gốc thành tạo của chúng trong các TCN này rất phức tạp. Bằng tổ hợp các số liệu phân tích đồng vị bền, thành phần hóa học và cấu trúc địa chất cho thấy nước dưới đất tầng Holocen vùng Ninh Thuận có nguồn gốc hoàn toàn là nước khí tượng rơi lắng trên địa bàn nghiên cứu. Như vậy, nước mặt có dạng khoáng hóa HCO3-Ca bổ cấp cho TCN Holocen có thành phần vật chất chủ yếu là có nguồn gốc trầm tích biển ngậm nước mặn trong các lỗ rỗng và đang rửa mặn cho TCN này thông qua cơ chế trao đổi cation Ca2+/Na+.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (mã số 17164/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 74
Hôm nay: 4151
Tổng lượt truy cập: 3.281.234
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.