Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 06-10-2022

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tạo thuận lợi thương mại giữa Việt Nam và EU trong điều kiện thực hiện EVFTA

Ngày 30 tháng 6 năm 2019, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đại diện cho Việt Nam và Cao ủy thương mại Cecilia Malmstrom, Bộ trưởng Romania phụ trách kinh doanh, thương mại và doanh nghiệp Stefan-Radu Oprea đại diện cho EU đã ký kết chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu - EU (EVFTA).

Đối với Việt Nam và các nước EU, Việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam do tính kinh tế quy mô; gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài để khai thác lợi ích của FTA; đồng thời, chắc chắn có các cải cách về thể chế, chính sách làm tăng tính dự đoán và giảm rủi ro; sự bổ trợ từ các nguồn sản xuất chất lượng cao và sự bổ trợ do tăng cường cạnh tranh tích cực, v.v…

Bên cạnh đó, trong EVFTA, cam kết về hải quan và tạo thuận lợi thương mại được thể hiện rất rõ trong Chương 4, 5 và Chương 20 - Giao thức về hợp tác quản lý trong hải quan. Những chương trên thể hiện các cam kết về hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại; về hợp tác giữa hải quan của hai bên. Hầu hết các cam kết trên phải thực hiện ngay lập tức khi thỏa thuận có hiệu lực. Do đó, thực hiện EVFTA sẽ thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến vấn đề hải quan.

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ tạo thuận lợi thương mại giữa Việt Nam và EU, bởi hiện tại thủ tục hải quan đang là một trong những vấn đề gây nhiều cản trở nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất - nhập khẩu. Theo nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Việt Nam hiện đang đứng thứ 65/189 nước về thủ tục hải quan, chỉ cần giảm 1 ngày trong thủ tục hải quan có thể tiết kiệm cho các doanh nghiệp tới 1,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, tham gia EVFTA cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc vừa đảm bảo thực hiện cam kết tạo thuận lợi hóa thương mại, vừa phải đảm bảo kiểm soát hoạt động xuất - nhập khẩu chặt chẽ, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, gây tổn thất đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Mặt khác, để thực hiện thuận lợi hóa thương mại, một số loại phí cơ bản trong quá trình xây dựng và áp dụng thuận lợi hóa thươngmại phát sinh, cùng với đó là những chi phí trong việc đào tạo nguồn nhân lực để nắm vững và quản lý hệ thống. Do đó, để việc 2 thực thi thuận lợi hóa thương mại thật sự đem lại hiệu quả, thì doanh nghiệp và Nhà nước phải cùng góp sức. Hy vọng rằng, tạo thuận lợi thương mại sẽ là một sức ép, một cú huých thực sự cho việc cải cách thủ tục hải quan triệt để của Việt Nam, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả các lợi ích từ thương mại quốc tế, đặc biệt từ các cam kết mở cửa thương mại tự do sắp tới.

Trước những yêu cầu nêu trên, việc nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp tạo thuận lợi thương mại giữa Việt Nam và EU trong điều kiện thực hiện EVFTA là việc làm cần thiết, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn quản lý thương mại ở Việt Nam. Do Cơ quan chủ trì Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Văn Long thực hiện đề tài với mục tiêu: Đề xuất giải pháp thực hiện thuận lợị hoá thương mại giữa Việt Nam với các nước liên minh châu Âu (EU) trong điều kiện thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU(EVFTA).

Một số tổ chức lớn trên thế giới cũng đưa ra các định nghĩa về khái niệm “thuận lợi hóa thương mại” như theo tổ chức Liên hợp quốc, thuận lợi hoá thương mại là sự đơn giản hoá, phù hợp hoá và tiêu chuẩn hoá các thủ tục nhằm cung cấp các dịch vụ, hàng hoá từ người bán tới người mua và thanh toán. Ngoài ra, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cũng đưa ra định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là tăng sự hiệu quả trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Còn Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) lại định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là việc dỡ bỏ những rào cản thương mại không cần thiết bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại đồng thời cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài hòa với các chuẩn chung của quốc tế (ADB và ESCAP, 2013).

Cách tiếp cận phù hợp nhất về tạo thuận lợi thương mại nên theo cách hiểu của Ngân hàng Thế giới (World Bank–WB). Tạo thuận lợi thương mại không chỉ bao gồm các yếu tố liên quan như giảm và xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, các quy định về xuất xứ, chất lượng, mà còn cả các yếu tố như tăng cường môi trường kinh doanh, chất lượng của cơ sở hạ tầng, tính minh bạch và hệ thống luật pháp. Tất cả các yếu tố này có tác động đến khả năng xuất khẩu của một quốc gia thông qua việc cắt giảm chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại có thể được hiểu theo hai chiều: đầu tư cơ sở hạ tầng “cứng” (đường cao tốc, đường sắt, bến cảng, cơ sở hạ tầng thông tin) và đầu tư cơ sở hạ tầng “mềm” (tính minh bạch, hiệu quả trong hải quan, quản lý biên mậu, môi trường kinh doanh và các cải cách thể chế khác).

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Thuận lợi hóa thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng hoạt động thương mại, tăng doanh thu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thuận lợi hóa thương mại không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia mà còn giúp cho sự giao lưu và phát triển giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam....

Đối với Việt Nam và các nước EU, Việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam do tính kinh tế quy mô; gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài để khai thác lợi ích của FTA; đồng thời, chắc chắn có các cải cách về thể chế, chính sách làm tăng tính dự đoán và giảm rủi ro; sự bổ trợ từ các nguồn sản xuất chất lượng cao và sự bổ trợ do tăng cường cạnh tranh tích cực v.v…

Bên cạnh đó, trong EVFTA, cam kết về hải quan và tạo thuận lợi thương mại được thể hiện rất rõ trong Chương 4, 5 và Chương 20 - Giao thức về hợp tác quản lý trong hải quan. Những chương trên thể hiện các cam kết về hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại; về hợp tác giữa hải quan của hai bên. Hầu hết các cam kết trên phải thực hiện ngay lập tức khi thỏa thuận có hiệu lực. Do đó, thực hiện EVFTA sẽ thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến vấn đề hải quan.

Tuy nhiên, tham gia EVFTA cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc vừa đảm bảo thực hiện cam kết tạo thuận lợi hóa thương mại, vừa phải đảm bảo kiểm soát hoạt động xuất - nhập khẩu chặt chẽ, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, gây tổn thất đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Kết quả thực hiện thuận lợi hóa thương mại của Việt Nam hiện còn rất khiêm tốn. Xếp hạng thuận lợi hóa thương mại của Việt Nam thuộc nhóm giữa trên toàn cầu và trong ASEAN, nhưng còn cách xa Thái Lan, Malaysia và Singapore ở nhiều chỉ tiêu; xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thực thi TFA, EVFTA, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng các nghĩa vụ cam kết theo các FTA nói chung, hai Hiệp định nói riêng còn chậm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành chưa thu hẹp được mặc dù số lượng mặt hàng phải kiểm tra đã giảm đáng kể...

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17541/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 95
Hôm nay: 2702
Tổng lượt truy cập: 3.279.786
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.