Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 20-10-2022

Sử dụng phương pháp hình thái và sinh học phân tử để giám định rệp sáp vảy cứng [Hemiptera: Sternorrhyncha: Diaspididae] và kẻ thù tự nhiên của chúng trên cây ăn quả ở Việt Nam

Đề tài hướng đến các mục tiêu sau: (1) giám định các loài rệp sáp vảy trên cây ăn quả chính ở Đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Thuận) và Đồng Bằng sông Cửu Long; Mã số hồ sơ Ngày nhận báo cáo (Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi); (2) xác định các loài kẻ thù tự nhiên của các loài rệp sáp vảy trên cây ăn quả (ăn thịt, ký sinh, vi sinh vật ký sinh); (3) xây dựng danh lục các loài rệp sáp vảy trên cây ăn quả chính ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ (Bình Thuận) và Đồng Bằng sông Cửu Long; (4) có được trình từ gen của các loài rệp sáp vảy và kẻ thù tự nhiên của chúng trên cây ăn quả chính ở Đồng bằng Bắc Bộ,duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Thuận) và Đồng Bằng sông Cửu Long.

Đề tài đã thu thập và xác định được 43 loài rệp sáp vảy hại cây ăn quả ở Việt Nam. trong đó cũng ghi nhân một số loài có mức độ phổ biến cao như Aspidiotus destructor, Pseudaulacaspis cockeri, Lepidosaphes beckii, Chrysomphalus bíaciculatus... Có những loài được coi là dịch hại nghiêm trọng ở nhiều nước trong khu vực như loài A. rigidus hại nghiêm trọng trên dừa ở các nước trồng dừa trong khu vực. Loài Lepidosaphes nr. karkarica phổ biến và gây hại trên nhiểu cây trồng.

Kết quả phân loại dựa đặc điểm hình thái phù hợp với các kết quả phân loại dựa vào trình tự gen của các đoạn gen nghiên cứu. Một số loài có ghi nhận sự biến thiên cả về hình thái và trình tự gen giữa các cá thể trong cùng loài như Aonidiella aurantii, Lepidosaphes nr. karkarica, Parlatoria cinerea. Thành phần kẻ thù tự nhiên của rệp sáp vảy ở Việt Nam khá phong phú, gồm có các loài ong ký sinh, bắt mồi và nấm ký sinh.

Các loài ong ký sinh rệp sáp vảy ở Việt Nam thuộc 2 họ Encyrtidae và Aphelinidae, trong đó có các loài ong ký sinh phổ biến như Aphytis melinus, Aphytis lingnanensis, Comperiella. Ong ký sinh rệp sáp vảy đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu chi tiết, rất ít loài mới chỉ được liệt kê đến giống. Phát hiện một loài Aphytis là loài mới, chưa được mô tả trước đây, ghi nhận ký sinh rệp sáp vảy Aspidiotus rigidus, là loài rệp đặc biệt quan trọng ở các vùng trồng dừa trong khu vực. Đặc điểm hình thái và sinh học phân tử đều khẳng định đây là loài mới. Những kết quả về rệp, ký chủ, ong ký sinh, và một thực tế là chưa ghi nhận bùng phát dịch trên dừa mặc dù đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng dừa tương đối lớn, là những cơ sở để có thể cho rằng loài rệp sáp Aspidiotus rgidus có thể có nguồn gốc từ Việt Nam.

Các loài bắt mồi rệp sáp vảy trên cây ăn quả gồm có bọ trĩ ăn trứng và rệp non, các loài bọ rùa ăn rệp, nhện bắt mồi và bọ mắt vàng. Sáu loài nấm ký sinh đã được thu thập và phân lập trên rệp sáp vảy hại cây ăn quả ở Việt Nam. Đây là những ghi nhận đầu tiên về các loài nấm này ở Việt Nam. Các kết quả mô tả và hình thái và trình tự gen của các loài nấm ký sinh phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới. Các loài nấm ký sinh rệp sáp giả đã được nghiên cứu từ rất lâu, và vai trò của chúng trong hạn chế quần thể rệp sáp vảy cũng đã được ghi nhận. Các loài nấm ký sinh rệp sáp vảy phổ biến thuộc giống Microcera.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17638/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 83
Hôm nay: 2308
Tổng lượt truy cập: 3.279.392
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.