Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 02-08-2023

Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình từ sản xuất giống đến chế biến lúa gạo chất lượng, an toàn thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình có 83.000 ha đất trồng lúa một năm, sản lượng lúa đạt 500.000 tấn/năm. Do sản xuất chế biến còn hạn chế nên gạo của Ninh Bình chủ yếu tiêu thụ trong nước theo các kênh bán nhỏ lẻ phụ thuộc nhiều vào thương lái. Điều đáng nói là công nghệ sản xuất lúa và sau thu hoạch của nông dân còn mang tính thủ công, chất lượng sản phẩm không đều. Trong mỗi vụ nông dân thường sử dụng nhiều loại giống nên sản lượng của từng loại giống lúa không nhiều. Lúa thu hoạch về hoàn toàn phơi nắng phụ thuộc vào thời tiết nênđộ khô không đồng đều: mầu sắc xấu, xay xát tỷ lệ hạt vỡ nhiều chất lượng thấp, bán giá rẻ. Chủ trương của tỉnh Ninh Bình là đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa khối lượng lớn, giá trị tăng đảm bảo nâng cao đời sống người nông dân và xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên phát triển các nông sản hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao và phục vụ du lịch của tỉnh. Trong đó xây dựng thương hiệu gạo Ninh Bình là một quá trình rất cần sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành chức năng, bên cạnh đó cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức và hành động từ người sản xuất đến các nhà kỹ thuật, từ nhà doanh nghiệp đến cán bộ quản lý trong phối hợp hành động để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo của tỉnh. (Nguồn định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo) Với vai trò là chủ sở hữu ruộng đất những năm qua nông dân Ninh Bình đã chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa nâng tỷ trọng giống lúa thuần lên 70% lúa lai F1 chiếm 25% lúa đặc sản 5%. Các giống chủ lực là giống ngắn ngày như Khang dân 18, Bắc thơm số 7, BC15…Nếu sử dụng giống lúa GL105 sẽ được nông dân trong tỉnh sẵn sàng chấp nhận áp dụng vì đặc tính nông học của giống GL105 có thời gian sinh trưởng tương đương giống Bắc thơm số 7 và ngắn hơn giống BC15 nhưng chống chịu sâu bệnh tốt hơn và năng suất cao hơn Bắc thơm số 7 từ 15-20% cao hơn Bắc thơm số 7 từ 20-25%. Như vậy dự án chọn giống GL105 là đối tượng nghiên cứu có tính khả thi cao bởi vừa phù hợp với cơ cấu giống của nông dân vừa tạo được sản phẩm gạo sạch AIQ để cung ứng ra thị trường.

Để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Ninh Bình trong phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất lúa và chế biến gạo chất lượng theo quy trình khép kín từ nhân giống phục vụ sản xuất, tạo vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm phát triển sản phẩm gạo mang thương hiệu gạo sạch AIQ trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhóm nghiên cứu, Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình, do KS. Phạm Thị Hải Hà đứng đầu đã triển khai thực hiện đề tài: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình từ sản xuất giống đến chế biến lúa gạo chất lượng, an toàn thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình”.

Dự án này là giải pháp khoa học và công nghệ đồng bộ trong chuỗi sản xuất chế biến lúa gạo lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh Ninh Bình. Qua quá trình tổ chức thực hiện dự án tuy còn gặp một số khó khăn trở ngại khách quan về khâu nhập thiết bị nhưng tập thể lãnh đạo và cán bộ của doanh nghiệp cùng các đối tác phối hợp vượt qua trở ngại sáng tạo trong áp dụng các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để hoàn thành tốt các mục tiêu của dự án đề ra.

Dự án đã vượt các chỉ tiêu về sản phẩm lúa giống nguyên chủng 44/25 tấn, lúa giống xác nhận 144/75 tấn, lúa thương phẩm 7003/3000 tấn và gạo an toàn thực phẩm 4800/2000 tấn. Mang lại giá trị cao cho người sản xuất lúa với giá trị hơn 23 tỷ đồng tăng thu nhập so với phương pháp canh tác truyền thống của nông dân lên tới 50%. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án là hơn 16 tỷ đồng.

Dự án thành công đã giúp cho doanh nghiệp làm chủ được các công nghệ trong chuỗi sản xuất lúa gạo khép kín. Đào tạo được 20 cán bộ kỹ thuật chủ động được sản xuất giống và các khâu sản xuất khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP và 400 lao động có kỹ năng trong sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm.

Như vậy, nhờ áp dụng các công nghệ nhân giống lúa thuần chủng các cấp giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận nên dự án đã giúp cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty và người lao động tham gia mô hình nắm được lý thuyết và tổ chức thực hành công tác chọn giống rất bài bản đảm bảo chất lượng giống sản xuất ra đáp ứng được đúng quy định của pháp luật về giống lúa đồng thời tạo nên tính ổn định về chất lượng hạt giống trong các mùa vụ sản xuất tại tỉnh Ninh Bình. Khẳng định được vị thế về công nghệ sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm và chế biến lúa gạo của doanh nghiệp đã từng bước sánh gang tầm Việt Nam và thế giới. Thành công của Dự án giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các địa phương tham gia mô hình.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18525/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 94
Hôm nay: 10305
Tổng lượt truy cập: 3.276.562
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.