Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng

Ngày đăng: 15-07-2024

ISO 50001 – công cụ đắc lực cho tổ chức, doanh nghiệp duy trì hệ thống quản lý năng lượng

ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào các nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.

ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành ngày 15/6/2011. Bằng việc đưa ra các yêu cầu cần có đối với một hệ thống quản lý năng lượng, ISO 50001 là công cụ đắc lực cho mọi tổ chức, doanh nghiệp trong việc thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.

Đồng thời tạo cơ sở cho việc tự đánh giá, tự công bố sự phù hợp, hoặc đánh giá và cấp chứng nhận về việc đáp ứng các chuẩn mực quản lý năng lượng bởi tổ chức chứng nhận.

ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.

Được thiết kế dựa trên mô hình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến), ISO 50001 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào. ISO 50001 khi được áp dụng thực tiễn vào kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập quá trình để liên tục cải tiến các hoạt động liên quan đến năng lượng và tăng sức cạnh tranh góp phần lớn vào nâng cao năng suất.

 

Đối với doanh nghiệp, có nhiều yếu tố cấu thành chi phí hoạt động, trong đó chi phí sử dụng năng lượng có thể chiếm phần lớn và đóng vai trò ngày càng quan trọng khi giá năng lượng luôn có xu hướng tăng không ngừng. Các doanh nghiệp không thể kiểm soát được giá cả của nguồn năng lượng, các chính sách của Chính phủ hay toàn bộ nền kinh tế khi mà giá thành năng lượng phụ thuộc lớn vào giá thành nhiên liệu thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể cải thiện phương pháp quản lý năng lượng nhằm giảm chi phí cũng như lượng năng lượng tiêu thụ khi áp dụng ISO 50001.

Thực tế cho thấy, ISO 50001 đã đóng góp đáng kể cho sự phát triền bền vững của doanh nghiệp và ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Mặc dù việc áp dụng ISO 50001 nhiều khi là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp khi phải nâng cao không những năng lực quản lý mà còn cả năng lực và hạ tầng kĩ thuật với chi phí đầu tư đáng kể.

Tại Việt Nam, số lượng tổ chức, doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận phù hợp với ISO 50001 hiện còn khá khiêm tốn, chỉ vài chục doanh nghiệp nên hiệu quả cho việc tiết kiệm năng lượng ở nước ta chưa thực sự lớn. Tuy nhiên, tại một số quốc gia con số doanh nghiệp đã áp dụng ISO 50001 ngày một tăng cao và đã có những hiệu quả đáng kể trong vấn đề tiết kiệm năng lượng.

Theo ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp, năng lượng điện đang rất khan hiếm và cần có cách thức sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, vừa phục vụ cho đời sống đồng thời giảm chi phí và đóng góp vào sự phát triển bền vững, các mục của Chính phủ đưa ra. Chính vì vậy, tiêu chuẩn ISO 50001:2018 Hệ thống quản lý năng lượng quy định việc kết hợp quản lý năng lượng vào thực tiễn hàng ngày của tổ chức, doanh nghiệp, giúp các tổ chức doanh nghiệp thiết lập hệ thống quản lý và quá trình cần thiết để cải thiện liên tục kết quả thực hiện năng lượng, bao gồm việc sử dụng năng lượng, tiêu thụ năng lượng và hiệu quả năng lượng.

Việc thực hiện tiêu chuẩn này hướng tới giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí năng lượng và tác động môi trường có liên quan khác, thông qua việc quản lý năng lượng có hệ thống. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả loại hình và quy mô của tổ chức mà không phụ thuộc vào điều kiện về vị trí địa lý, văn hóa, xã hội.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và chuyển dịch năng lượng bền vững là xu hướng tất yếu tại Việt Nam nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh song song với thực hiện trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa mục tiêu kép là tăng trưởng xanh và hiện thực hóa các cam kết với quốc tế của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Ngày 8/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 -2025 và các năm tiếp theo, trong đó khuyến khích xây dựng, triển khai áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, nhấn mạnh tăng cường thúc đẩy các kỹ thuật tiết kiệm năng lượng tiên tiến, cải tiến công nghệ trong các ngành tiêu thụ năng lượng.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 6
Hôm nay: 1084
Tổng lượt truy cập: 3.313.409
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.