Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 29-07-2022

Kháng thể của mẹ có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi cytomegalovirus

Virus cytomegalo (CMV) là một loại virus gây nhiễm trùng thường gặp. Nhiễm trùng cytomegalovirus có thể tấn công bất kỳ ai, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em, những người có hệ miễn dịch kém, suy giảm hệ miễn dịch. Virus cytomegalo (CMV) là giống virus thuộc họ Herpesviridae hoặc Herpesviruses. Cái tên cytomegalo bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là tế bào lớn. Đây là loại virus được nghiên cứu nhiều nhất của tất cả cytomegoliviruses.

Các nhà khoa học đã kiểm tra kháng thể trong máu của 81 bà mẹ bị nhiễm HCMV, so sánh các đặc tính của kháng thể ở những bà mẹ đã truyền với chưa truyền HCMV cho con của họ. Một phát hiện quan trọng là những phụ nữ trong nhóm không lây truyền có xu hướng biểu hiện mức độ cao hơn về cơ chế triệu tập bạch cầu, được gọi là quá trình thực bào tế bào phụ thuộc vào kháng thể, chống lại HCMV.

Tiến sĩ Sallie Permar và Giáo sư Nancy C. Paduano cho biết: Những phát hiện này chắc chắn có ý nghĩa đối với các loại đáp ứng miễn dịch mà vắc-xin HCMV nên nhắm mục tiêu. HCMV và các vi-rút liên quan trong họ herpesvirus được cho là đã lây nhiễm sang người và các động vật có vú khác trong ít nhất hàng chục triệu năm. Trong thời gian đó, những loại vi-rút này đã phát triển vô số công cụ và chiến lược để trốn tránh hệ phòng thủ miễn dịch của vật chủ và gây nhiễm trùng lâu dài. HCMV được cho là lây nhiễm hầu như tất cả mọi người ở các nước đang phát triển. Mặc dù hầu hết các bệnh nhiễm trùng không được chú ý, nhưng HCMV khi nó âm ỉ trong cơ thể-thường là suốt đời; và được cho là có thể thúc đẩy một cách tinh vi nhiều loại bệnh ở người, từ ung thư đến bệnh tim. Hơn nữa, hệ miễn dịch kém với HIV, thuốc ức chế miễn dịch, hoặc già hoặc trẻ, có thể kích hoạt lây lan HCMV và bệnh tật có khả năng tử vong.

HCMV tự duy trì trú ngụ trong cộng đồng người một phần do lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai. Những trường hợp nhiễm HCMV bẩm sinh này có thể gây ra thai chết lưu; mất thính giác; bất thường về phát triển não và các tình trạng khác ở trẻ nhỏ. Nhưng các chiến lược điều trị bằng vắc-xin và kháng thể thông thường cho đến nay được chứng minh là không hiệu quả trong việc chống lại nhiễm HCMV bẩm sinh; nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu cách hệ miễn dịch có thể chống lại loại vi-rút này một cách hiệu quả.

Tiến sĩ Permar cho biết: “Hiện tại khi một người mẹ bị nhiễm CMV cấp tính, hoặc được biết là có thai nhi bị nhiễm bệnh, chúng tôi không có vắc-xin hoặc liệu pháp miễn dịch để hỗ trợ”. Đối với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng các mẫu máu cuống rốn của bà mẹ và trẻ sơ sinh có ngân trong Ngân hàng máu Carolinas tại Trường Y Đại học Duke - nơi Tiến sĩ Permar đã đặt trụ sở ngay từ đầu nghiên cứu. 41 trong số các bà mẹ nhiễm HCMV đã truyền vi-rút cho trẻ sơ sinh của họ; 40 người khác thì không.

Một phát hiện đáng chú ý liên quan đến "kháng thể trung hòa". Đây là các kháng thể liên kết với những vị trí dễ bị tổn thương trên vi-rút và do đó trực tiếp phá vỡ - vô hiệu hóa - khả năng lây nhiễm của vi-rút đối với các tế bào, sinh sản và lây lan trong các xét nghiệm đĩa tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng rằng những bà mẹ không truyền vi-rút có mức độ thực bào tế bào phụ thuộc vào kháng thể cao hơn. Điều đó cho thấy phương thức miễn dịch kháng thể gián tiếp này, trong đó các protein của kháng thể sử dụng phần "đuôi" của chúng, được gọi là vùng Fc, để triệu tập các đại thực bào ăn vi-rút và những tế bào bạch cầu khác, là phương thức mà HCMV không giỏi thoát ra ngoài.

Tiến sĩ Permar nói: “HCMV vốn rất tốt trong việc né tránh hệ thống miễn dịch, để chống lại, chúng ta phải vượt ra ngoài khái niệm đơn giản là trung hòa kháng thể để xem xét các kháng thể hoạt động theo những cách khác”.

Kết quả chắc chắn sẽ định hướng cho các nỗ lực vắc xin HCMV với tốc độ phát triển mới sau thành công của vắc xin SARS-CoV-2. Tiến sĩ Permar và các đồng nghiệp hiện đang áp dụng những phát hiện này trong công việc với công ty vắc-xin Moderna, để phát triển vắc-xin HCMV ứng viên sử dụng nền tảng mRNA đa năng.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 88
Hôm nay: 1054
Tổng lượt truy cập: 3.278.136
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.