Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 03-08-2022

Nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho bò đực giống Brahman sản xuất tinh đông lạnh tại Việt Nam

Đàn bò của nước ta năm 2001 có 3,8997 triệu con. Số lượng đàn bò tăng liên tục, đến năm 2007 đạt 6,7247 triệu con, từ năm 2010 cho đến năm 2013, đàn bò Việt Nam liên tục giảm, đến năm 2014 đàn bò là 5,234 triệu con tăng lên và đạt 5,803 triệu con năm 2018 (Tổng cục thống kê, 2018). Sự tăng này đã ghi dấu ấn trong chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 được Chính Phủ ký phê duyệt ngày 16/01/2008 (Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg). Trong chiến lược đã đề ra mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm của đàn bò là 4,8% và đạt 12,5 triệu con, trong đó tỷ lệ bò lai 50% ở năm 2020.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra thì công tác cải tạo giống là tạo bò lai theo hướng thịt và tăng khả năng cung cấp thịt cho thị trường trong nước là điều tất yếu. Lai tạo theo hướng Zebu hóa, tạo bò lai phát triển theo hướng thịt là xu hướng nâng cao tầm vóc và khả năng cho thịt của đàn bò Việt Nam. Thụ tinh nhân tạo (TTNT) là biện pháp kỹ thuật tiên tiến, vô cùng quan trọng và hữu hiệu trong cải tiến phát huy cao tiềm năng di truyền của những bò đực giống cao sản quý giá. Theo di truyền mỗi cá thể bò bố và bò mẹ sẽ truyền nguồn gen cho thế hệ sau là 50% từ bố và 50% từ mẹ. Một bò cái tốt, một năm chỉ có thể cho ra đời 01 bê nhƣng một bò đực giống tốt khai thác sản xuất tinh đông lạnh và thụ tinh nhân tạo cho bò cái động dục một năm có thể cho ra đời hàng ngàn bê con. Để có kết quả TTNT được tốt đầu tiên chúng ta phải có được nguồn tinh đông lạnh tốt, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Muốn đảm bảo được số lượng, chất lượng tinh đông lạnh bên cạnh việc có được những bò đực giống cao sản, ưu tú thì phải có được chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng…, đặc biệt là khẩu phần thức ăn thích hợp cho bò đực giống mới có thể phát huy tối đa được tiềm năng di truyền của những con đực giống cao sản.

Ở nước ta hiện nay chưa có các nghiên cứu về dinh dưỡng cho bò đực giống Brahman. Các nghiên cứu trên đối tượng bò đực giống ở Việt Nam chủ yếu đánh giá về năng suất, chất lượng tinh, ảnh hưởng của lứa tuổi, mùa vụ đến năng 5 suất, chất lượng tinh…. Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho bò thịt chủ yếu theo hướng nuôi vỗ béo và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi. Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sản xuất tinh hiện mới có những kết quả bước đầu trên đối tượng bò đực giống Holstein Friesian (HF). Qua nghiên cứu cho thấy nguồn thức ăn cho bò đực giống HF và khả năng sản xuất tinh của bò HF bị tác động bởi yếu tố mùa vụ. Các mức năng lượng và protein khác nhau, các mức bổ sung khoáng khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất dinh của bò HF.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Viện Chăn nuôi cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Phùng Thế Hải thực hiện “Nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho bò đực giống Brahman sản xuất tinh đông lạnh tại Việt Nam” với mục tiêu: Xây dựng được khẩu phần ăn phù hợp nhằm nâng cao khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman nuôi tại Việt Nam.

Nguồn thức ăn thô xanh (cỏ Ghine, cỏ Mulato II) thức ăn thô khô (cỏ Pangola khô) thức ăn bổ sung (thóc mầm, thức ăn tinh hỗn hợp luôn đảm bảo cung cấp cho bò đực giống trong hai mùa Hè - Thu và Đông - Xuân. khẩu phần ăn cung cấp cho bò đực giống. Khẩu phần ăn cung cấp cho bò đực giống Brahman tại Trạm Moncada có giá trị dinh dưỡng đảm bảo với tiêu chuẩn ăn của 16 NRC (1996). Tuy nhiên khẩu phần ăn vào thực tế của bò đực giống Brahman tại trạm Moncada: ME đáp ứng được từ 92,28 đến 95,25%; protein đáp ứng được từ 92,55% đến 97,14% so với khuyến cáo của NRC (1996 cho bò đực trưởng thành.

Số lượng và chất lượng tinh của đàn bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm Moncada đảm bảo sản xuất được tinh đông lạnh. Kết quả thể tích tinh dịch (V) đạt từ 6,37 đến 6,42 ml; hoạt lực tinh trùng (A đạt từ 69,85 đến 71,50%; nồng độ tinh trùng (C) từ 1,38 đến 1,43 tỉ/ml; tỷ lệ tinh trùng sống (TLTTS đạt từ 81,06 đến 81,55%; và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K đạt 14,55 đến 15,25%.

Thể tích tinh dịch và hoạt lực tinh trùng của các bò đực không cho thấy có sự sai khác giữa các mức năng lượng trao đổi và protein thô cho ăn (P>0,05 ở các mùa vụ. Trong mùa Hè - Thu, các bò đực giống ăn mức III thể tích tinh dịch đạt 6,45 ml, hoạt lực tinh trùng 71,72%. mức II thể tích tinh dịch đạt 6,40, hoạt lực tinh trùng 71,52 và mức I thể tích tinh dịch đạt 6,41, hoạt lực tinh trùng 71,06%. Mùa Đông - Xuân hoạt lực tinh trùng tăng dần ở các bò đực ăn dinh dưỡng mức I, II và mức III. cụ thể bò đực giống ăn mức I hoạt lực tinh trùng đạt 71,89%, mức II hoạt lực tinh trùng đạt 72,64% và mức III cao nhất đạt 73,07%. Tuy nhiên không có sai khác (P ≥0,05). Hoạt lực tinh trùng mùa Đông - Xuân cũng có xu hướng cao hơn so với mùa Hè - Thu khi các bò đực giống ăn cùng mức năng lượng trao đổi và protein thô.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Lượng thức ăn thu nhận thực tế của bò đực giống Brahman tại Trạm Moncada: ME đáp ứng được từ 92,28 đến 95,25%; protein đáp ứng được từ 92,55% đến 97,14% so với khuyến cáo của NRC (1996 cho bò đực trưởng thành.

- Thực trạng số lượng, chất lượng tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman mùa Đông - Xuân tốt hơn mùa Hè - Thu. Trong mùa Đông - Xuân (VAC đạt 6,56 tỉ/lần KT, tỷ lệ tinh trùng sống đạt 81,55%), mùa Hè - Thu (VAC đạt 6,14 tỉ/lần KT, tỷ lệ tinh trùng sống đạt 81,06%).

- Tiêu chuẩn năng lượng trao đổi và protein thô ăn vào thích hợp nhất cho bò đực giống Brahman sản xuất tinh ở mức 105%NRC (1996), tương đương mùa Hè - Thu ME: 34,40 Mcal/con/ngày, CP: 1.036,35 g/con/ngày; mùa Đông - Xuân ME: 34,45 Mcal/con/ngày, CP: 1.035,35 g/con/ngày theo VCK cho kết quả sản xuất tinh đông lạnh và hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Mức bổ sung kẽm và selen mức 105%NRC (1996 tương đương Zn là 31,5 ppm, Se là 0,105 ppm theo VCK cho kết quả về số lượng, chất lượng tinh dịch tốt nhất.

- Khẩu phần ăn của bò đực giống Brahman sản xuất tinh đông lạnh sử dụng tỷ lệ thức ăn thô, tinh

- Phương thức cho ăn TMR cho kết quả số lượng, chất lượng tinh dịch cao hơn phương thức cho ăn truyền thống.

- Kết quả nghiên cứu khẩu phần thức ăn cho bò đực giống Brahman sản xuất tinh đông lạnh phù hợp về mức năng lượng trao đổi, protein thô, bổ sung khoáng vi lượng Zn, Se, sử dụng tỷ lệ thức ăn tinh, thô và cho ăn với phương thức TMR trong điều kiện Việt Nam giúp nâng cao năng suất tinh của bò đực giống Brahman lên 22,73% so với lúc bắt đầu thí nghiệm và tăng 12,73 % so với hợp đồng.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17290/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 82
Hôm nay: 4037
Tổng lượt truy cập: 3.281.120
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.