Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 22-09-2022

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật y học hạt nhân và sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa kháng I - 131

Đó chính là lý do PGS. TS. Trần Ngọc Lương cùng các cộng sự tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật y học hạt nhân và sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân UTTG thể biệt hóa kháng I - 131” trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2019.

Đề tài hướng đến thực hiện các mục tiêu sau: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễn dịch của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá kháng I-131; Xây dựng quy trình chẩn đoán bệnh nhân UTTG thể biệt hóa kháng I-131; Xây dựng quy trình đánh giá sự biến đổi gen ở bệnh nhân UTTG thể biệt hóa kháng I-131; Xây dựng qui trình điều trị bệnh nhân UTTG thể biệt hóa kháng I-131; và Xây dựng quy trình chế tạo bộ sinh phẩm phát hiện đột biến gen, chuyển đoạn nhiễm sắc thể phục vụ chẩn đoán bệnh nhân UTTG thể biệt hóa kháng I-131.

Sau khi nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễn dịch ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá kháng I-131, nhóm nghiên cứu đã đánh giá sự biến đổi gen ở bệnh nhân UTTG thể biệt hóa kháng I-131 phát hiện bằng kỹ thuật real time PCR. Về hiệu quả phẫu thuật điều trị bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (UTTGBH) kháng I-131, qua nghiên cứu 104 trường hợp UTTGBH kháng I-131 được điều trị bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và bệnh viện Trung ương quân đội 108 từ T3/2015 đến T3/2019, đề tài đưa ra một số kết luận sau:

- Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật cắt lại TGTB + nạo vét hạch cổ 30,8%; nạo vét hạch cổ 69,2%.

- Tần suất tai biến 13,5%.

- Biến chứng sau phẫu thuật chủ yếu là khàn tiếng và tê chân tay với tỷ lệ 9,6% và 15,4%; sau 3 tháng tỷ lệ này là 3,8% và 0% (trong đó 1,9% khàn tiếng từ trước phẫu thuật).

- Dịch dẫn lưu chủ yếu từ 80 - 100ml (69,2%), đa số bệnh nhân rút dẫn lưu sau 72h (57,7%); thời gian nằm viện từ 6 - 10 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (65,4%); 86,5% bệnh nhân hài lòng sau mổ.

- Kết quả phẫu thuật tốt đạt 86,5%, trung bình 11,5% và xấu là 1,9%.

4. Hiệu quả và tính an toàn của điều trị đích bằng sorafenib trên bệnh nhân UTTG thể biệt hóa kháng I-131 Qua nghiên cứu thử nghiệm bước đầu sorafenib liều 400 mg/ngày trên 16 bệnh nhân UTTG biệt hoá kháng I-131, chúng tôi có một số kết luận như sau:

- Sau điều trị sorafenib 6 tuần, Chụp cắt lớp positrion/Chụp cắt lớp vi tính (PET/CT) phát hiện được 11/16 (68,57%) bệnh đáp ứng một phần, nhiều hơn so với số bệnh nhân mà CT và Tg phát hiện được. PET phát hiện thêm 3/16 (18,8%) bệnh nhân (nghi ngờ tiến triển về mặt chuyển hóa sau điều trị 6 tuần).

- Tỷ lệ đáp ứng một phần trên CT sau 6 tháng là 6/16 (37,5%), bệnh ổn định là 5/16 (31,2%), bệnh tiến triển là 2/16 (12,5%), 3/16 (18,8%) bệnh nhân tử vong sau điều trị đều có hình ảnh PET/CT tiến triển về mặt chuyển hoá đánh giá ngay sau 6 tuần điều trị.

- Tác dụng phụ dẫn tới phải giảm liều sorafinib gặp ở 2 bệnh nhân (12,5%). Phản ứng da bàn tay-chân là tác dụng phụ hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 62%, giảm cân và rụng tóc 31,2% và 25%. Biểu hiện phát ban và tăng huyết áp chỉ gặp ở 2 bệnh nhân (12,5%).

- Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển của toàn bộ các bệnh nhân UTTG biệt hoá kháng I-131 được điều trị sorafenib là 10,5 tháng. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) trung bình của nhóm đáp ứng sớm sau điều trị 6 tuần là 10,5 tháng cao hơn so với nhóm không có đáp ứng sớm với PFS trung bình là 6,8 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

5. Chế tạo bộ sinh phẩm phát hiện đột biến gen, chuyển đoạn nhiễm sắc thể phục vụ chẩn đoán bệnh nhân UTTGBH kháng I-131 Tỷ lệ phát hiện các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể RET/PTC trên mẫu bệnh phẩm ung thư chiếm tỉ lệ rất thấp. Dogvà PAX8/PPAR vậy, việc triển khai tạo bộ sinh phẩm chẩn đoán phát hiện các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể này không thể thực hiện được.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17337/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 29
Hôm nay: 3968
Tổng lượt truy cập: 3.281.051
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.