Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 28-07-2023

Có thể sử dụng sản phẩm phụ từ ngành công nghiệp giấy để sản xuất thuốc giảm đau

Các nhà khoa học ở Anh đã phát triển được một quy trình mới tạo ra thuốc giảm đau thông thường từ các nguồn nguyên liệu bền vững.

Paracetamol và ibuprofen là một trong những loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến nhất trên thế giới, nhưng việc sản xuất chúng cần có dầu thô. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bath đã phát triển được một phương pháp bền vững hơn, tạo ra thuốc này từ các sản phẩm thải ra từ ngành công nghiệp giấy.

Khi cảm thấy cơn đau đầu ập đến, nhiều người trong chúng ta sẽ chỉ uống một viên thuốc mà không thực sự nghĩ xem nó đến từ đâu. Nhiều loại dược phẩm phổ biến, chẳng hạn như paracetamol/acetaminophen (thành phần hoạt chất trong Tylenol và Panadol) và ibuprofen (còn được gọi là Advil hoặc Nurofen), được sản xuất dựa trên các hóa chất có nguồn gốc từ dầu thô. Và trong nỗ lực cắt giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch, những loại thuốc thiết yếu này, với khoảng 100.000 tấn được sản xuất mỗi năm, có thể là một vấn đề phức tạp dễ bị bỏ qua.

Trong nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu của Bath đã phát triển được một phương pháp mới để tạo ra các nguyên liệu tiền thân cho các loại thuốc này từ các nguồn nguyên liệu tái tạo. Nhóm nghiên cứu bắt đầu với một hóa chất có tên gọi là beta-pinene, một thành phần của nhựa thông. Điều này nghe có vẻ không tốt hơn nhiều so với dầu thô, nhưng nó có nguồn gốc từ cây thông, như một sản phẩm phế thải của quá trình sản xuất giấy.

Từ đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng lò phản ứng dòng chảy liên tục để sản xuất paracetamol và ibuprofen, cũng như tiền chất của các loại dược phẩm khác, bao gồm một chất được gọi là 4-HAP, được sử dụng để sản xuất thuốc chặn beta và thuốc trị hen suyễn, cùng với nước hoa và các sản phẩm tẩy rửa.

Nhóm nghiên cứu của Bath cho biết công việc này không chỉ làm cho các loại thuốc cơ bản này trở nên thân thiện với môi trường hơn mà các lò phản ứng dòng chảy liên tục sẽ giúp kỹ thuật này dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất hơn.

“Việc sử dụng dầu để sản xuất dược phẩm là không bền vững – nó không chỉ góp phần làm tăng lượng khí thải CO₂ mà giá cả còn biến động mạnh do chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định địa chính trị của các quốc gia có trữ lượng dầu lớn và giá dầu sẽ ngày càng đắt đỏ hơn”, Tiến sĩ Josh Tibbetts, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.

Thay vì khai thác thêm dầu từ lòng đất, chúng tôi muốn thay thế điều này trong tương lai bằng mô hình ‘nhà máy lọc dầu sinh học’. Mô hình tinh chế sinh học dựa trên nhựa thông của chúng tôi sử dụng các sản phẩm phụ hóa học thải ra từ ngành công nghiệp giấy để tạo ra một loạt các hóa chất bền vững, có giá trị có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng từ nước hoa đến paracetamol”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí ChemSusChem.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 35
Hôm nay: 689
Tổng lượt truy cập: 3.277.771
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.