Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin trong tỉnh

Ngày đăng: 19-03-2021

Cải cách hành chính cần lấy người dân làm trung tâm

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, công tác CCHC cần chú trọng lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng của bộ máy hành chính nhà nước. Tiếp tục hoàn hiện thể chế của bộ máy hành chính nhà nước đầy đủ, đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh cải cách quy định thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đổi mới cơ chế, nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức; sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý và xây dựng nền tảng phục vụ cho việc triển khai chính phủ điện tử, chính phủ số…

 

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện CCHC nhà nước trong giai đoạn 2011- 2020 của Chính phủ cho biết, qua 10 năm thực hiện công tác CCHC nhà nước đã đạt được những kết quả tích cực, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Việc công bố chỉ số CCHC (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được tiến hành hằng năm, trở thành một công cụ tốt trong quản lý CCHC, được nhân rộng trong hệ thống cơ quan hành chính các cấp. Việc khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính hằng năm (SIPAS) đã trở thành thước đo đánh giá khách quan chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, cải cách thể chế vẫn còn những bất cập, hạn chế. Tình trạng nợ đọng văn bản mặc dù có xu hướng giảm nhưng chưa bền vững. Cải cách TTHC vẫn chưa thực sự là động lực mạnh mẽ cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm TTHC ở những lĩnh vực mà  người dân, doanh nghiệp ít cần được giải quyết. Tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh, chất lượng đội ngũ công chức có nơi chưa đồng đều, cải cách tài chính công còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, xã hội số còn chưa đồng bộ giữa các ngành, địa phương…

 

Đây cũng là những vấn đề mà các đại biểu tập trung thảo luận nhằm đưa ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đóng góp xây dựng chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, mục tiêu là tiếp tục đẩy mạnh CCHC nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình. Nâng cao vao trò chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp đối với công tác CCHC. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của bộ máy nhà nước đầy đủ, đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh cải cách quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…

http://www.baoquangtri.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 157
Hôm nay: 7561
Tổng lượt truy cập: 3.273.819
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.