Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin trong nước

Ngày đăng: 11-08-2022

Nghiên cứu hoạt tính diệt và hấp dẫn côn trùng từ tinh dầu lá Magnolia Citrata chống lại hai loài gây hại chính thuộc Diptera: Muỗi sốt vàng Aedes Aegypti (Culicidae) và ruồi giấm Địa Trung Hải Ceratitis Capitata (Tephritidae)

Nhóm nghiên cứu Tài nguyên thực vật thuộc Trung tâm Khoa học sự sống, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những thảo luận trao đổi nghiên cứu với nhóm nghiên cứu của TS. Nurhayat Tabanca thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA-ARS), Cục Nghiên cứu Trồng trọt cận nhiệt đới trong dự án về Quản lý dịch hại từ sản phẩm tự nhiên.

Trong nghiên cứu này, tinh dầu loài Giổi chanh Magnolia citrata Noot và Chalermglin (Magnoliaceae) được đánh giá về hoạt tính diệt côn trùng đối với muỗi sốt vàng Aedes aegypti và hoạt động dẫn dụ đối với ruồi giấm Địa Trung Hải Ceratitis capitata. Lá của cây (Giổi chanh) được thu hái từ Tây Bắc Việt Nam, tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất và được phân tích thành phần bằng phương pháp sắc ký khí và khối phổ (GC-MS). Các thành phần chính của tinh dầu lá loài Giổi chanh được xác định gồm: linalool 19%, geranial 16%, citronellal 14%, neral 14% và sabinene 12%. Tinh dầu từ lá Giổi chanh cho thấy tỷ lệ chết 100% ở 1 μg / μL đối với ấu trùng Ae. aegypti ở lứa đầu tiên (chủng Orlando, ORL), tỷ lệ chết 54% (ORL) và 68% (chủng Puerto Rico) ở mức 5 μg / con muỗi chống lại con cái trưởng thành Ae. aegypti. Các sàng lọc ban đầu ban đầu cho thấy tinh dầu của loài nghiên cứu có hoạt tính diệt côn trùng yếu so với permethrin đối chứng tích cực. Trong các thử nghiệm sinh học với C. capitata đực bất dục, tinh dầu thể hiện sức hút mạnh vừa phải, có thể so sánh với kết quả được quan sát ở đối chứng dương tính, tinh dầu Tetradenia riparia (TREO).

 

Các chất chiết xuất từ thực vật và tinh dầu cung cấp những giải pháp bổ sung để quản lý sâu bệnh hại, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Do tác động bất lợi của thuốc trừ sâu tổng hợp đối với môi trường và sức khỏe con người, cần phải xây dựng các chiến lược kiểm soát thay thế để giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu tinh dầu lá của cây Magnolia citrata từ Việt Nam và hoạt tính sinh học của nó đối với hai loài côn trùng gây hại chính có tầm quan trọng trong nông nghiệp, y tế và thú y. 

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành Molecules 2021, 26(8), 2311 https://www.mdpi.com/1420-3049/26/8/2311/htm

https://vast.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 100
Hôm nay: 6743
Tổng lượt truy cập: 3.283.826
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.