Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 25-07-2022

Hóc môn noradrenaline đánh thức não 100 lần 1 đêm để hình thành trí nhớ

 

Phó giáo sư Celia Kjærby, Trường Đại học Copenhagen giải thích: “Có thể bạn nghĩ giấc ngủ là trạng thái nghỉ ngơi không có hoạt động của nhận thức cho đến khi bạn thức dậy. Tuy nhiên, thực tế lại có rất nhiều thứ diễn ra hơn những gì chúng ta tưởng. Chúng tôi biết được rằng, noradrenaline khiến cho chúng ta thức dậy hơn 100 lần mỗi đêm trong một giấc ngủ hoàn toàn bình thường”.

Kjærby và các đồng nghiệp của cô phát hiện thấy điều này thông qua các thí nghiệm trên chuột. Nhóm nghiên cứu đã đưa các sợi quang gắn đèn LED và các thụ thể ánh sáng biến đổi gen vào não của chuột để theo dõi mức độ noradrenaline của chúng trong khi chúng ngủ. Noradrenaline là chất dẫn truyền thần kinh này có liên quan đến căng thẳng, hóc môn adrenaline và khả năng tập trung. Nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng các hệ thống noradrenaline có liên quan đến mối quan hệ giữa thiền định theo hơi thở và chức năng nhận thức và nó được kỳ vọng tận dụng vào trong các phương pháp điều trị ADHD thế hệ tiếp theo.

Các nghiên cứu trước đây gợi ý rằng noradrenaline không hoạt động trong khi ngủ. Tuy nhiên, nhờ theo dõi mức độ của nó ở những con chuột đang ngủ, các nhà khoa học phát hiện ra nó khác xa với trường hợp này. Bởi vì nghiên cứu tập trung vào các cơ chế sinh học giống nhau ở tất cả các loài động vật có vú, cho nên các nhà khoa học cho biết các quan sát ở người cũng có khả năng sẽ tương tự giống như vậy. 

Mức độ noradrenaline tăng và giảm theo các đợt sóng trong khi ngủ. Các nhà khoa học đã quan sát thấy sự thay đổi rõ nét, liên tục suốt đêm giữa mức độ noradrenaline và mức độ tỉnh táo. Khi noradrenaline ở mức thấp, điều này tương ứng với trạng thái đang ngủ và khi noradrenaline ở mức cao nhất, não bộ nhanh chóng bị đánh thức.

Trong các thí nghiệm tiếp theo, các nhà khoa học đã sử dụng các thiết bị cấy ghép để điều khiển biên độ thực tế của sóng noradrenaline. Họ phát hiện thấy những con chuột có nhiều độ lõm noradrenaline nhất lại có thể thực thi nhiệm vụ tốt nhất trong các bài kiểm tra trí nhớ. Các bài kiểm tra này chủ yếu liên quan đến đánh hơi đồ vật, đi ngủ và sau đó lặp lại để xem chúng đã nhớ được gì.

Kjærby cho biết: “Những con chuột này đã phát triển được một 'trí nhớ siêu phàm'. Chúng gần như không gặp khó khăn khi phải nhớ lại những điều chúng đã học ngày hôm trước. Điều này rõ ràng cho thấy noradrenaline có ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta”.

Trên thực tế, một số loại thuốc chống trầm cảm làm tăng mức độ noradrenaline, loại chất mà các nhà khoa học phát hiện thấy trong nghiên cứu mới này là chất có khả năng gây ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta. Điều này cho thấy việc phát triển các loại thuốc mới thay thế là một hướng đi đúng đắn hơn trong điều trị trầm cảm. Nói rộng hơn, nghiên cứu này đã làm sáng tỏ những lợi ích quan trọng của giấc ngủ đối với trí nhớ.

Công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience mới đây.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 99
Hôm nay: 1882
Tổng lượt truy cập: 3.278.967
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.