Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 17-07-2023

Lần đầu tiên cấy ghép cơ quan nội tạng được đông lạnh và làm ấm lại nhờ một chất bảo quản mới

Các nhà khoa học đã thực hiện thành công ca cấy ghép cơ quan nội tạng đầu tiên được đông lạnh và làm ấm lại nhờ một chất bảo quản mới. Những con chuột được cấy ghép thận bảo tồn thông qua kỹ thuật này đã phục hồi chức năng cơ quan bình thường trong vòng vài tuần. Điều này mở đường cho những ca cấy ghép nội tạng thành công hơn ở người.

Cấy ghép nội tạng có thể cứu được nhiều mạng sống, nhưng thật không may, nó chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để tồn tại giữa người cho và người nhận. Điều đó có nghĩa là rất nhiều nội tạng sẽ không sử dụng được, phải bỏ đi rất lãng phí, ngay cả khi danh sách chờ đợi để cho tiếp tục tăng lên. Đông lạnh các cơ quan có thể kéo dài thời gian bảo quản, nhưng các tinh thể băng tuyết hình thành giữa các tế bào có thể làm hỏng mô, khiến nhiều cơ quan không thể sử dụng được.

Một kỹ thuật thay thế được gọi là thủy tinh hóa, có thể khắc phục vấn đề này bằng cách làm đông lạnh nhanh các cơ quan ở nhiệt độ cực thấp bằng hóa chất bảo vệ lạnh, tạo ra trạng thái giống như thủy tinh không tạo thành tinh thể băng. Thật không may, phần khó khăn thách thức là làm tan băng các cơ quan nội tảng bảo quản như thế nào mà không làm hỏng chúng. Các phương pháp làm ấm lại hiện nay bắt đầu từ bề mặt, dẫn đến sự nóng lên không đồng đều. Khi các khu vực của mô nóng lên ở các tốc độ khác nhau, chúng sẽ giãn nở ở các tốc độ khác nhau và tạo ra các vết nứt hoặc vết rách.

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Minnesota đã phát triển được một kỹ thuật làm ấm mới giúp làm nóng cơ quan bị đông lạnh một cách nhanh chóng và đồng đều, từ trong ra ngoài. Bí quyết của họ là thêm các hạt nano oxit sắt vào hóa chất bảo vệ lạnh. Khi các từ trường xen kẽ được áp dụng cho các cơ quan, các hạt nano này – phân tán khắp các mạch máu của cơ quan – tất cả đều hoạt động giống như những lò sưởi nhỏ, làm cơ quan nội tạng nóng lên một cách đồng đều.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã chứng minh rằng kỹ thuật này hoạt động trong các thử nghiệm trên động vật sống. Nhóm nghiên cứu đã bảo quản thận chuột bằng phương pháp đông lạnh trong 100 ngày, làm ấm lại chúng, loại bỏ chất lỏng và các hạt nano được dùng để bảo quản chúng, sau đó cấy chúng vào chuột. Tất cả năm con chuột nhận cấy ghép thận không chỉ sống sót sau thủ thuật mà còn lấy lại được toàn bộ chức năng thận trong vòng 30 ngày.

John Bischof, đồng tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Đây là lần đầu tiên công bố một quy trình mạnh mẽ để lưu trữ lâu dài, làm ấm lại và cấy ghép thành công một cơ quan nội tạng bảo tồn được chức năng ở động vật. Tất cả các nghiên cứu của chúng tôi trong hơn một thập kỷ và của các đồng nghiệp của chúng tôi trong lĩnh vực này đã chỉ ra rằng quy trình này sẽ hoạt động, nó có thể hoạt động, nhưng bây giờ chúng tôi đã chỉ ra rằng nó thực sự hoạt động”.

Nhóm nghiên cứu cho biết cột mốc quan trọng này cuối cùng có thể dẫn đến ngân hàng nội tạng dài hạn, giúp giảm thời gian hiến tặng và thời gian chờ đợi lãng phí, cải thiện sự phù hợp của người cho/người nhận và cuối cùng là cứu được nhiều mạng sống hơn. Các bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm kỹ thuật trên thận lợn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 97
Hôm nay: 10562
Tổng lượt truy cập: 3.276.819
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.