Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 21-08-2023

Kích thích não sâu hỗ trợ phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ

Kết quả của nghiên cứu trên 12 bệnh nhân bị suy yếu chi trên sau đột quỵ tại Phòng khám Cleveland (Mỹ) cho thấy, kết hợp vật lý trị liệu với kích thích não sâu để khuyến khích phục hồi chức năng sau đột quỵ là một phương pháp điều trị an toàn và khả thi. Kết quả được công bố trên tạp chí Nature Medicine.

Hình minh họa tổng quan vỏ não, một dây dẫn kích thích não sâu duy nhất được cấy vào nhân răng bên trái (màu nâu) (ảnh: Baker và cộng sự/Phòng khám Cleveland).

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và gia đình người bệnh. Mặc dù đã có những tiến bộ trong phòng ngừa và điều trị đột quỵ ở giai đoạn cấp tính, nhưng có tới 50% người sống sót bị tàn tật mạn tính sau đột quỵ, phải cần tới sự trợ giúp của người khác để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh nhân đột quỵ thường bị suy yếu chi trên, có thể bao gồm các cơ và trương lực cơ suy yếu hoặc thay đổi cảm giác. Đây là một thách thức lớn trong điều trị và là mục tiêu của các nỗ lực điều trị thần kinh.

Trong thử nghiệm giai đoạn I, nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp kích thích não sâu (Deep brain stimulation - DBS) vào nhân răng tiểu não kết hợp với phục hồi chức năng thể chất để thúc đẩy tái tổ chức chức năng của vỏ não vùng chậu ở 12 người suy yếu chi trên (1-3 năm), mức độ từ trung bình đến nặng. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được phẫu thuật đưa các điện cực vào tiểu não (một thiết bị giống như máy tạo nhịp tim cung cấp các xung điện nhỏ để giúp người tham gia phục hồi khả năng kiểm soát chuyển động).

Sau khi xuất viện sau thủ thuật phẫu thuật, những người tham gia trải qua nhiều tháng vật lý trị liệu, đầu tiên tắt thiết bị DBS trong vài tuần, sau đó bật lại trong 4-8 tháng. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt sau khi thiết bị DBS được bật lên (9/12 người tham gia có cải thiện rõ rệt về chức năng và vận động của chi trên). Trong suốt quá trình thử nghiệm, không xảy ra sự cố thiết bị hay tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

TS Kenneth Baker - tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Hiện tại không có phương pháp hiệu quả nào để cải thiện kết quả phục hồi thể chất cho hàng trăm nghìn người sống sót sau đột quỵ. Kết quả này của nhóm hỗ trợ tính an toàn và khả thi của việc kích thích não sâu đến nhân răng tiểu não như một công cụ đầy hứa hẹn nhằm phục hồi chức năng và nhu cầu thử nghiệm lâm sàng ở quy mô lớn hơn. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.nature.com/articles/s41591-023-02507-0.

2. https://newatlas.com/medical/deep-brain-stimulation-assists-with-rehabilitation-following-stroke/.

https://vjst.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 102
Hôm nay: 10618
Tổng lượt truy cập: 3.276.875
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.