Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 14-05-2024

Hợp chất mới từ cây kế phúc có thể thúc đẩy tái tạo chức năng thần kinh

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cologne đã tìm ra cách sử dụng mới cho cnicin, một chất được chiết xuất trong cây kế phúc. Bài báo "Cnicin thúc đẩy tái tạo chức năng thần kinh" bao gồm các nghiên cứu lâm sàng và được xuất bản trên Phytomedicine.

Blessed thistle (cây kế phúc) là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Địa Trung Hải từ miền nam nước Pháp đến Iran, chúng còn được biết đến tên gọi là cây kế may mắn, cây kế phúc, cây kế thánh… Từ thời trung cổ loại thảo dược này còn được sử dụng để làm tăng sữa mẹ.

Cây kế phúc (Cnicus benedictus) là một loại cây thuộc họ Cúc. Trong nhiều thế kỷ, nó được sử dụng như một loại dược thảo dưới dạng chiết xuất hoặc trà. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Dược lý của Bệnh viện Đại học Cologne đã tìm ra một cách sử dụng hoàn toàn mới cho cnicin. Tiến sĩ Philipp Gobrecht và Giáo sư Tiến sĩ Dietmar Fischer dẫn đầu đã cho thấy, ở mô hình động vật cũng như tế bào người cnincin làm tăng tốc sự phát triển của sợi trục (sợi thần kinh).

Con đường tái tạo các dây thần kinh bị tổn thương ở người và động vật có sợi trục dài tương ứng. Điều này thường làm cho quá trình lành vết thương kéo dài và thậm chí thường xuyên không thể phục hồi được vì các sợi trục không thể đến đích đúng lúc. Do đó, tốc độ tăng trưởng tái sinh được đẩy nhanh có thể tạo ra sự khác biệt lớn, đảm bảo rằng các sợi đến đích ban đầu đúng thời gian trước khi xảy ra sự thiếu hụt chức năng không thể khắc phục.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh khả năng tái tạo sợi trục trên mô hình động vật và tế bào người lấy từ võng mạc do bệnh nhân hiến tặng. Sử dụng một liều cnicin hàng ngày cho chuột giúp cải thiện tình trạng tê liệt và bệnh lý thần kinh nhanh hơn nhiều. So với các hợp chất khác, cnicin có một lợi thế quan trọng: nó có thể được đưa vào máu bằng đường uống.

Tiến sĩ Dietmar Fischer cho biết: "Liều lượng chính xác là rất quan trọng ở đây, vì cnicin chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian điều trị cụ thể. Liều quá thấp hoặc quá cao đều không hiệu quả. Đây là lý do tại sao các nghiên cứu lâm sàng sâu hơn trên người là rất quan trọng".

Các nhà khoa học của Đại học Cologne hiện đang lên kế hoạch cho nhiều nghiên cứu liên quan. Trung tâm Dược lý đang nghiên cứu và phát triển các loại thuốc nhằm phục hồi hệ thần kinh bị tổn thương.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 80
Hôm nay: 5703
Tổng lượt truy cập: 3.271.958
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.