Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 13-09-2023

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong thương mại điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức ngành công thương

Cuộc cách mạng kinh tế số đã và đang tạo ra nhiều sự phát triển, góp phần thay đổi rõ nét không chỉ nền kinh tế mà còn tác động tới nhiều chủ thể tham gia các hoạt động tiêu dùng, văn hóa, xã hội, chính trị… Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và các mô hình kinh doanh ngày càng phát triển, thị trường TMĐT vì thế cũng được mở rộng, mô hình TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói riêng. Tại các quốc gia phát triển, giao dịch TMĐT mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng như cung cấp nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, cho phép NTD mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với cửa hàng trên khắp thế giới, giá cả thấp hơn và việc giao hàng dễ dàng thông qua Internet.

Kinh tế số đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và chính phủ các nước đều đang lúng túng xoay sở, nghiên cứu để tìm phương cách quản lý hoặc xây dựng hành lang pháp lý để điều chỉnh vấn đề này.

Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh, marketing sẽ chuyển dần sang hình thức trực tuyến và chiếm phần lớn doanh thu cũng như thị phần các ngành nghề. Từ nền móng đó, thương mại điện tử được xem là lĩnh vực nghề nghiệp hấp dẫn.

Ngày nay, với sự ra đời của các hình thức thanh toán trực tuyến mới như ví điện tử, tiền di động (mobile money), quét mã QR, công nghệ Block-chain đã khiến cho việc bảo mật trở nên an toàn và trải nghiệm người dùng thuận tiện hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, sự ra đời của các hình thức vận tải công nghệ mà Grab hay trước đó là Uber đã giúp các phương thức giao nhận trở nên nhanh chóng với chi phí thấp. Trên thực tế, đã có nhiều hội thảo, tọa đàm, hội nghị triển khai truyền tải các kiến thức về thương mại điện tử và quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho nhiều đối tượng Công Thương. Tuy nhiên, theo nghiên cứu sơ bộ, hiện nay chưa có nội dung, chương trình khung bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong thương mại điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Phạm Mạnh Hùng thực hiện Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong thương mại điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương với mục tiêu trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích thực tiễn đề xuất nội dung bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong thương mại điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương.

Suốt quá trình hơn 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam đều gắn liền với sự phát triển của thương mại điện tử. Ở khía cạnh một quốc gia đi sau trên con đường phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang rất cần phát triển nhanh và mạnh các lĩnh vực thương mại điện tử, tận dụng những lợi thế của thương mại điện tử để xóa nhòa dần những khoảng trống lớn về trình độ phát triển với các nước. Tham gia hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nền kinh tế khác trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia phát triển hàng trăm năm so với Việt Nam. Thế nhưng, nếu như biết cách tận dụng lợi thế mà thương mại điện tử mang lại, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất Việt Nam thậm chí có khả năng cạnh tranh ngang hàng với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khác trên thế giới.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1 Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

2. Chuyên đề: An toàn an ninh trong thương mại điện tử

3. Hành lang pháp lý cho việc phát triển TMĐT

4. Chống gian lận thương mại điện tử

5. Chương trình thương mại điện tử quốc gia

6. Chính sách thương mại điện tử ở Việt Nam

Các kết quả nghiên cứu ở trên là các căn cứ để tiến hành nghiên cứu cơ sở thực tiễn tại chương 2. Trong chương 2, nhóm thực hiện đề tài đã lên kế hoạch và tiến hành điều tra, khảo sát 115 đối tượng ngành Công Thương. Nhóm đã tổng hợp và phân tích các kết quả và rút ra các kết luận quan trọng. Đó là nhu cầu tổng quan và các nhu cầu cụ thể của các đối tượng về bồi dưỡng kiến thức QLNN về TMĐT (Về thời lượng chương trình, địa điểm, nội dung chương trình…). Ngoài ra, nhóm thực hiện đề tải cũng nghiên cứu bối cảnh hiện nay liên quan, tác động đến TMĐT tại Việt Nam cũng như bối cảnh kinh tế, chính trị, dịch bệnh trên thế giới và nêu quan điểm định hướng khi xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức về QLNN trong TMĐT.

Chương trình, được xây dựng hướng đến các đối tượng cán bộ, công chức và viên chức ngành Công Thương sẽ là cơ sở cho việc Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng thường niên của Nhà trường.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18743/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 5
Hôm nay: 1629
Tổng lượt truy cập: 3.265.701
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.