Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 22-01-2024

Nghiên cứu tạo, chọn các giống lúa chống chịu mặn thích nghi với biến đổi khí hậu cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai trên thế giới về cả diện tích và sản lượng, lúa được gieo trồng trên một diện tích khoảng 158 triệu ha, với năng suất trung bình 4,32 t/ha và có tổng sản lượng khoảng 685 triệu tấn/năm. Lúa còn là lương thực chính cho hơn phân nửa số dân trên thế giới. Tuy nhiên, hơn 90% diện tích lúa trên thế giới được tập trung trồng và tiêu thụ tại châu Á.

Nhằm chọn tạo được 3 giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, chịu mặn, kháng bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu. Chọn được ít nhất 1 giống được công nhận giống sản xuất thử, 2 giống khảo nghiệm (mỗi giống phải kháng được ít nhất 2 loại bệnh và chịu được mặn), nhóm nghiên cứu Trường Đại học Cửu Long do TS. Bùi Hữu Thuận đứng đầu đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tạo, chọn các giống lúa chống chịu mặn thích nghi với biến đổi khí hậu cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đưa ra các kết luận như sau:

- Đã khai thác được vật liệu khởi đầu cho công tác lai tạo. Xác định được một số giống lúa mang gen chịu mặn bằng việc đánh giá kiểu hình và kiểu gen để phục vụ cho công tác chọn tạo giống;

- Lai hồi giao để ổn định gen chịu mặn và phẩm chất vào giống lúa chủ lực trong sản xuất, năng suất cao.

-  Phóng thích các giống đạt chiu mặn, phẩm chất cao và năng suất tốt phục vụ sản xuất.

- Thí nghiệm được thực hiện tại phòng phân tích di truyền phân tử, nhà ưới và ngoài đồng ruộng tại Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thời gian thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2020.

- Đã đánh giá kiểu hình trên vật liệu nguồn đối với các giống lúa được thu thập từ Viện lúa Quốc tế (IRRI) và của Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL và Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Tạo quần thể lai đơn và quần thể lai hồi giao từ các tổ hợp để ổn định gen chịu mặn của nguồn cho vào các giống a năng suất làm giống nhận, thông qua sử dụng phương pháp hồi giao cải tiến (ABC) có sự trợ giúp của chỉ thị phân tử.

- Đã sản xuất thử và đưa ra quy trình sản xuất các giống lúa.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần tăng năng suất, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân góp phần xoá đói giảm nghèo. Một thế hệ mới của giống lúa mặn-khô hạn khắc phục cho sự biến đổi toàn cầu đồng thời phục vụ cho vùng lúa thâm canh với nhiều giống có đặc tính quý về khả năng chống chịu, mặn, năng suất, chất ượng sản phẩm, chống chịu được bệnh bạc á và đạo ôn, góp phấn làm giảm rủi ro cho người nông dân.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19393/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 29
Hôm nay: 1408
Tổng lượt truy cập: 3.261.932
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.