Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 12-07-2024

Nghiên cứu sử dụng phế thải, phụ phẩm từ rơm, rạ, trấu, thân cây để chế tạo vật liệu nhẹ, cấu kiện bảo vệ sông rạch thân thiện với môi trường tại Đồng bằng sông Cửu Long

Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSC), từ lâu người dân sử dụng thân cây Tràm, cây Dừa hoặc một vài loại cây thân gỗ khác (Bần, Đước) vào việc tạo khung đắp đê quây, đập tạm, đập hướng dòng. Tuy nhiên, những loại cây này không có nhiều và cũng không là phụ phẩm hay phế thải từ SXNN. Còn rơm, rạ, trấu chưa được áp dụng.

 

Qua nghiên cứu, xem xét việc tận dụng rơm, rạ đan thành phên để bảo vệ mái bờ hoặc tạo thảm trồng cỏ bảo vệ mái dốc đã được úng dụng trên thế giới, hoặc xem xét sự phối trộn với các loại vật liệu không bị phân rã trong môi trường nước, như bê tông trộn trấu làm đường giao thông vùng Cầu Kè - Vĩnh Long.

Để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp với khối lượng rất lớn thải ra từ sản xuất nông nghiệp, góp phần vào công cuộc bảo vệ bờ sông, kênh rạch vùng ĐBSCL, đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp để chế tạo các cấu kiện hoặc không bị phân rã, chậm phân rã hoặc thích ứng với môi trường nước để giảm tác động của dòng chảy, của sóng tác động vào mái bờ gia tăng ổn định mái bờ và tạo cảnh quan môi trường.

Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu: đánh giá được thực trạng và cơ chế xói lở bờ sông, kênh rạch tại ĐBSCL; đề xuất được các giải pháp bảo vệ bờ sông, kênh rạch tại vùng ĐBSCL bằng các vật liệu nhẹ cấu kiện từ phế thải, phụ phẩm (từ rơm, rạ, trấu, thân cây); đề xuất được quy trình công nghệ sử dụng phế thải, phụ phẩm từ rơm, ra, trấu, thân cây để chế tạo các vật liệu nhẹ, cấu kiện bảo vệ sông rạch thân thiện với môi trường tại ĐBSCL; và triển khai 1 mô hình thực tế dài khoàng 120 mét cho bờ sông, kênh rạch bị xói lở.

PGS.TS. Nguyễn Phú Quỳnh cùng các cộng sự tại Viện khoa học thủy lợi miền nam đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu sử dụng phế thải, phụ phẩm từ rơm, rạ, trấu, thân cây để chế tạo vật liệu nhẹ, cấu kiện bảo vệ sông rạch thân thiện với môi trường tại Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2018 đến năm 2021.

Sau ba năm nghiên cứu, đề tài đã thu được các kết quả như sau:

- Đã được phân tích mối tương quan và hồi quy giữa suất tương đương liều môi trường và các yếu tố khí tượng mặt đất bằng phần mềm SPSS. 7 yếu tố khí tượng mặt đất ảnh hưởng từ 8,2 - 15,2 % với sai số chuẩn của ước lượng từ 11,2 - 14,8% đến suất tương đương liều môi trường. Các kết quả có độ tin cậy cao 99% với Sig = 0,000. Hệ số tương quan giữa ADER và các yếu tố khí tượng chưa được như mong đợi của chúng tôi là giống như các nghiên cứu trên thế giới bởi vì các sự kiện thời tiết có thể diễn ra rất nhanh khoảng vài phút, với tần suất thu thập số liệu khí tượng thưa như tại trạm khí tượng nông nghiệp Lạng Sơn là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên.

- Đã xác định được phông mặt đất có giá trị 39,85 nSv/h với độ lệch chuẩn 7,58 nSv/h bằng thuật toán đã xây dựng bằng phần mềm Python. Đề tài đã tiến hành thu góp 3 mẫu đất xung quanh thiết bị đo và kết quả xác định phông mặt đất bằng thực nghiệm là 41,10 ± 2,96 nSv/h. Một sự thống nhất tốt giữa kết quả sử dụng thuật toán và thực nghiệm đã được tìm thấy đối với phông mặt đất.

- Đã xây dựng được thuật toán xác định phông mặt đất tại trạm phóng xạ môi trường Lạng Sơn bằng phương pháp loại bỏ đỉnh Rn và mức cảnh báo với độ tin cậy cao, có thể được áp dụng tại phòng điều hành mạng quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia - Viện khoa học và kỹ thuật Hạt nhân.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19952/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 13
Hôm nay: 1689
Tổng lượt truy cập: 3.314.014
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.