Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin trong nước

Ngày đăng: 16-08-2022

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Trồng nấm linh chi (trái) và nuôi cá Chình hoa (phải) ở Bà Rịa - Vũng Tàu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những kết quả đáng ghi nhận

Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 344 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, với quy mô diện tích trên 3.485 ha. Nhiều giống cây trồng chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh như: các giống lúa kháng sâu bệnh, năng suất cao OM 4900, OM 7347, OM 6162, Đài thơm 8, OM 4218, OM 5451, ML 48...; các giống ngô kháng sâu bệnh, năng suất cao, giống biến đổi gen (kháng thuốc trừ cỏ, sâu đục thân) như: DK6919S, NK7328 BUGT, NKG7 BUGT...; các giống rau lai F1 như: bầu lai F1, bầu sao F1, bí ngô mật, bí siêu ngọn cao sản, rau muống cọng to, cải cúc cao sản, cải ngồng tuyển cao sản, cải bẹ mào gà cao sản, cải thìa cao sản…; giống chuối già lùn Nam Mỹ phục vụ xuất khẩu. Các mô hình trồng trọt công nghệ cao cũng được ứng dụng nhiều đối với các loại rau, dưa lưới, bưởi da xanh, hồ tiêu, bơ, chuối, ca cao… với tổng diện tích 2.817,68 ha, sản lượng sản phẩm trồng trọt ước đạt 35.252,6 tấn/năm, doanh thu ước đạt 659.533 triệu đồng.

Nhiều công nghệ cao đã được nghiên cứu, ứng dụng như: công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp và môi trường (phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào; ứng dụng kỹ thuật canh tác không dùng đất (trồng rau thủy canh, trồng dưa lưới bằng giá thể); công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt; công nghệ trồng rau, cây căn quả trong nhà kín, nhà màng, nhà lưới...

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tính đến tháng 3/2022, trên địa bàn tỉnh có khoảng 18 tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao phân bố tại các huyện Đất Đỏ, Long Điền, TP Vũng Tàu, TP Bà Rịa, với tổng diện tích khoảng 407,7 ha.

Trong lĩnh vực chăn nuôiđã có 127 trang trại ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 514,8 ha. Điểm nổi bật nhất trong ứng dụng công nghệ cao của ngành chăn nuôi tỉnh là nâng cao chất lượng con giống. 100% số lợn giống tại các trang trại là lai ngoại; 100% trang trại gia cầm nuôi giống lai có năng suất cao, như: Isa, Sasso, Brown, Ai Cập, Ross 308… Các trang trại bò sữa, bò thịt sử dụng  giống lai cao sản, như: Lai Sind, Brahman, Droughtmaster, BBB, Angus... Đây là tiền đề quan trọng để ngành chăn nuôi của tỉnh có những bước đột phá về năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tạo tiền đề từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai. Điển hình là: Dự án xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, trái cây đạt chứng nhận VietGAP tại xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ; Dự án xây dựng các mô hình chuyển đổi thâm canh một số cây trồng có hiệu quả tại xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc; Đề tài nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm chứa Nano bạc trong phòng trừ bệnh hại và làm tăng năng suất trên một số loại rau; Dự án sản xuất thử nghiệm xây dựng mô hình chuỗi giá trị rau đạt chuẩn VietGAP tại Bà Rịa - Vũng Tàu; Dự án sản xuất thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất nhãn VietGAP theo hướng hữu cơ; Đề tài nghiên cứu, xác định nguyên nhân nhiễm mặn và đề xuất các các giải pháp hạn chế tác động ở khu vực cánh đồng Bưng, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ; Dự án xây dựng các mô hình chuyển đổi - thâm canh một số cây trồng có hiệu quả tại xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...

Các tiến bộ kỹ thuật phục vụ công tác bảo quản và chế biến hải sản sau thu hoạch và đánh bắt xa bờ được tích cực triển khai thực hiện như Đề tài nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống sấy mực ống bằng công nghệ sấy chân không trên tàu khai thác hải sản xa bờ có năng suất 400kg/mẻ; Dự án xây dựng mô hình nuôi cá biển quy mô công nghiệp ứng dụng lồng nhựa HDPE và công nghệ cao ở vùng biển mở; Dự án sản xuất thử nghiệm thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống tự động đo, phân tích, giám sát và cảnh báo sớm chất lượng nước thử nghiệm tại các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu… Ngoài ra còn có các dự án thuộc chương trình Nông thôn miền núi do Trung ương quản lý như Dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình ương nuôi cá Chình hoa (Anguilla marmotara) giống và thương phẩm đạt năng suất và hiệu quả tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 7 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (sản xuất rau tại Phú Mỹ và Đất Đỏ; hồ tiêu tại Châu Đức và Xuyên Mộc; cây ăn quả đặc sản tại Châu Đức, Xuyên Mộc, Phú Mỹ và Đất Đỏ; sản xuất hoa, cây cảnh tại Phú Mỹ và Đất Đỏ; chăn nuôi tại Châu Đức, Xuyên Mộc, Phú Mỹ; sản xuất giống thủy sản tại Đất Đỏ; nuôi trồng thủy sản tại Đất Đỏ).

Để tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh đã xây dựng Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2021-2025. Trong đó, xác định lại các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, chú trọng nghiên cứu, sản xuất và lai tạo giống, đào tạo, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, liên kết và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thí điểm một số mô hình liên kết giữa khoa học và công nghệ gắn với nông nghiệp, du lịch, hướng vào khai thác các lợi thế của địa phương về các điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội, hình thành các sản phẩm đặc thù có thương hiệu của tỉnh.

https://vjst.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 100
Hôm nay: 6745
Tổng lượt truy cập: 3.283.828
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.