Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 05-04-2023

Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo thiết bị gieo hạt (cải tiến và phát triển sáng chế 3399)

Hiện nay, xu hướng thế giới thiết kế máy gieo, cấy theo hai hướng; các máy gieo, cấy hiện đại sử dụng động cơ, các máy gieo, cấy đơn giản không sử dụng động cơ. Việc dùng máy cấy để cấy mạ được ứng dụng rộng rãi ở các nước trồng lúa nước có trình độ cơ giới hóa cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc… với nhiều cái lợi: tiết kiệm hạt giống (chỉ 30 - 40kg/ha); tránh được ốc bưu vàng (chỉ ăn mầm và thân mạ non) làm giảm được lượng thuốc BVTV đáng kể (lợi về kinh tế và môi trường); giảm thời gian lúa đứng trên đồng (15-20 ngày) phù hợp cho vùng lũ rút chậm, giảm việc sạ ngầm phải dùng quá nhiều hoá chất độc làm ô nhiễm môi trường hoặc tránh được ngập mặn cuối vụ ở vùng nhiễm mặn ven biển; lúa được cấy (sâu 3-5cm) ít đổ ngả, dễ cơ giới trong khâu chăm sóc và thu hoạch bằng cơ giới. Tuy nhiên, việc dùng máy cấy đòi hỏi phải có đòi hỏi nhất định: kỹ thuật làm mạ, mặt đồng ruộng có độ bằng phẳng tương đối tốt, kỹ thuật vận hành của công nhân, khoảng cánh hàng chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam v.v…

Trong đó, hạn chế lớn nhất của việc áp dụng máy cấy lúa là vấn đề làm mạ. Làm mạ trên khay theo đúng tiêu chuẩn thì chi phí lên cao, cách làm cũng phức tạp và đầu tư nhiều công cụ khác, ở quy mô nông hộ rất khó áp dụng. Ngoài ra giá một máy cấy khá cao, chưa phù hợp với thu nhập của đa số nông dân (máy có giá từ 80 triệu 400 triệu đồng/máy tùy loại).

Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Công ty TNHH Sản xuất máy nông nghiệp Hoàng Thắng cùng phối với Chủ nhiệm đề tài Phạm Hoàng Thắng thực hiện Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo thiết bị gieo hạt (cải tiến và phát triển sáng chế 3399) với mục tiêu: Cải tiến và phát triển sáng chế 3399 nhằm sản xuất thiết bị gieo hạt thế hệ mới phù hợp với điều kiện canh tác tại các vùng miền của Việt Nam.

Hiện nay, xu hướng thế giới thiết kế máy gieo, cấy theo hai hướng: các máy gieo, cấy hiện đại sử dụng động cơ, các máy gieo, cấy đơn giản không sử dụng động cơ. Cụ thể như sau:

Việc dùng máy cấy để cấy mạ được ứng dụng rộng rãi ở các nước trồng lúa nước có trình độ cơ giới hoá cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, và gần đây là Trung Quốc, v.v… với nhiều cái lợi: tiết kiệm hạt giống (chỉ 30 - 40kg/ha); tránh được ốc bưu vàng (chỉ ăn mầm và thân mạ non) làm giảm được lượng thuốc BVTV đáng kể (lợi về kinh tế và môi trường); giảm thời gian lúa đứng trên đồng (15-20 ngày) phù hợp cho vùng lũ rút chậm, giảm việc sạ ngầm phải dùng quá nhiều hoá chất độc làm ô nhiễm môi trường hoặc tránh được ngập mặn cuối vụ ở vùng nhiễm mặn ven biển; lúa được cấy (sâu 3-5cm) ít đổ ngả, dễ cơ giới trong khâu chăm sóc và thu hoạch bằng cơ giới. Tuy nhiên, việc dùng máy cấy đòi hỏi phải có đòi hỏi nhất định: kỹ thuật làm mạ, mặt đồng ruộng có độ bằng phẳng tương đối tốt, kỹ thuật vận hành của công nhân, khoảng cánh hàng chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam v.v…

Trong đó, hạn chế lớn nhất của việc áp dụng máy cấy lúa là vấn đề làm mạ. Làm mạ trên khay theo đúng tiêu chuẩn thì chi phí lên cao, cách làm cũng phức tạp và đầu 31 tư nhiều công cụ khác, ở quy mô nông hộ rất khó áp dụng. Ngoài ra giá một máy cấy khá cao, chưa phù hợp với thu nhập của đa số nông dân (máy có giá từ 80 triệu 400 triệu đồng/máy tùy loại).

Các máy gieo hạt cỡ lớn gắn với máy kéo sử dụng bộ phận gieo kiểu khí động học thích hợp với mô hình sản xuất quy mô lớn với những cánh đồng từ 10 đến vài chục ha. Hiện nay ở tại một số vùng của Trung Quốc sử dụng máy gieo trên. Tuy nhiên những loại này khó áp dụng trên đồng ruông Việt Nam do giá thành cao, kích thước lớn. Nguyên lý làm việc là tạo độ giảm áp ở miệng lỗ để hút giử hạt và thả hạt khi bị mất áp. Cấu tạo bộ phận gieo gồm đĩa có lổ, hai bên đĩa bố trí buồng tạo áp và buồng chứa hạt. Mặt buồng tạo áp có bố trí khoang kín làm mất áp ở vị trí thả hạt. Khi làm việc, đĩa xoay, lổ đĩa mang hạt di chuyển đến vị trí thả hạt thì bị mất áp suất, mất lực hút, hạt rơi xuống đất theo khối lượng riêng. Ưu điểm bộ phận gieo khí động là hạt trên miệng lổ không bị tác động lực cơ học khác ngoài lực hút bằng khí. Vì vậy, việc tiếp nhận, vận chuyển và thả hạt đạt độ chính xác cao, đảm bảo an toàn khi ra khỏi buồng chứa. Máy đòi hỏi có bộ giảm áp, hệ thống dẫn khí và làm kín để chống mất áp. Do đòi hỏi có bộ giảm áp, trình độ gia công cần chính xác nên giá máy thường cao hơn so với kiểu máy gieo cơ học khác.

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của nhiệm vụ. Việc đổi mới công nghệ sản xuất đã giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Cụ thể, năng suất tăng 38-44% chi phí sản xuất giảm từ 15-16%, đem lại lợi nhuận và có thời gian hoàn vốn 12 năm.

Việc sử dụng thiết bị cũng có thể tiết kiệm được 33-37% chi phí giống.

Thiết bị sản xuất ra đem lại hiệu quả cao cho nhà sản xuất cũng như người sử dụng.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18199/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 44
Hôm nay: 2181
Tổng lượt truy cập: 3.279.265
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.