Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 02-08-2023

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh, đến năm 2020 ổn định quy mô tổng đàn bò khoảng 250.000 con.

Phát triển và nhân rộng mô hình nuôi bò vỗ béo ở Ba Tri ra các huyện, hình thành vùng chăn nuôi và cung ứng giống bò tập trung để tiến đến xây dựng thương hiệu “Con bò Bến Tre” trên cơ sở lồng ghép các dự án hỗ trợ, các chính sách tín dụng cho người dân. Khuyến khích và nhân rộng mô hình nuôi bò theo hướng trang trại, gia trại kết hợp vệ sinh phòng dịch nghiêm ngặt. Nghề nuôi bò tại Bến Tre vẫn chủ yếu theo hướng sản xuất con giống cung cấp cho các địa phương khác thay vì nuôi hướng thịt. Vì thế, người chăn nuôi chưa quan tâm đến việc nuôi bò hướng thịt cũng như chú trọng đến các quy trình kĩ thuật giúp nâng cao khả năng cho thịt của bò. Phương thức chăn nuôi hiện nay đa phần là nuôi nhốt là chủ yếu, một số phụ phẩm cây trồng như rơm lúa, cỏ trồng, thân bắp, thân chuối, dây đậu phộng, … có được khai thác sử dụng nhưng chủ yếu cho ăn ở dạng tươi vào mùa thu hoạch hoặc phơi khô dự trữ. Bên cạnh việc chú trọng đến nguồn thức ăn, công tác cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế và thay đổi cơ cấu đàn bò càng được chú trọng hơn. Như vậy, công tác cải tạo đồng thời nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn tỉnh và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống và thức ăn mà còn giúp nông dân thay đổi phương thức chăn nuôi và hướng nông dân vào tư duy sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi bò một cách hiệu quả.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, nhóm nghiên cứu Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre do ThS. Nguyễn Quốc Trung đứng đầu đã đề xuất và được giao thực hiện dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre”.

Sau một thời gian triển khai thực hiệnDự án đã ứng dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bò từ khâu cung cấp con giống thuần, lai tạo giống, chăm sóc nuôi dưỡng, vỗ béo và trồng cỏ, bảo quản chế biến cho bò từ 8 quy trình cộng nghệ được Trung tâm công nghệ sinh học chăn nuôi chuyển giao.

- Kết quả xây dựng được 4 mô hình đạt kết quả vượt chỉ tiêu kế hoạch dự án đề ra cả về số lượng và chất lượng như:

(1) mô hình bò thuần có số bê sinh ra 54/52 con so kế hoạch;

(2) mô hình bò lai có số bê sinh ra 495/402 con;

(3) mô hình nuôi bò vỗ béo có khối lượng tăng trung bình 1.077–1.107 g/con/ngày so với chỉ tiêu dựa án 0,7-0,9kg/con/ngày;

(4) mô hình trồng cỏ tăng diện tích 21,5/16 ha.

Từ kết quả trên cho thấy sự lựa chọn các nội dung của dự án là phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng triển khai dự án.

- Dự án đào tạo 06 kỹ thuật viên và 8 cán bộ kỹ thuật của đơn vị và địa phương về công tác quản lý dự án, kế toán kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò và triển khai cho hơn 115 người dân áp dụng các quy trình kỹ thuật chăn bòvào thực tế chăn nuôi tại địa phương. Qua đào tạo triển khai thực hiện kết quả cho thấy tay nghề cán bộ kỹ thuật được nâng cao, người dân nuôi bò đạt hiệu quả.

- Thông qua dự án, tạo điều kiện để người dân trong vùng từng bước tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây trồng, vật nuôi, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tận dụng được công lao động nhàn rỗi để tăng thu nhập, góp phần giữ vững an sinh xã hội của người dân trong vùng. Khuyến khích và phát huy trong việc phát triển chăn nuôi bò và trồng cỏ, tiên phong trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, từng bước vươn lên làm chủ về kinh tế.

Nhìn chung, dự án đã triển khai thực hiện hoàn thành 100% các nội dung của dự án, một số nội dung vượt chỉ tiêu đề ra ban đầu. Cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra như chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, các cuộc hội thảo, hội nghị. Nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân, làm giảm những hoạt động chung của cộng đồng có ảnh hưởng không tốt đến tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là nâng cao chất lượng giống bò địa phương bằng hình thức đầu tư con giống thuần và lai (phương pháp thụ tinh nhân tạo), cải tiến phương thức chăn nuôi bằng cách trồng cỏ, dự trữ thức ăn cho bò và vỗ béo để tăng trọng lượng trước khi bán góp phần tăng thu nhập cho người dân sống trong vùng dự án.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18530/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 131
Hôm nay: 3793
Tổng lượt truy cập: 3.270.045
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.