Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 01-11-2023

Nghiên cứu nhận diện các hành vi gian lận thương mại hàng hóa trong lĩnh vực công thương

Gian lận thương mại (GLTM) có tác động xấu đến thương mại trong nước, quốc tế và các tổ chức thương mại hợp pháp. Theo cam kết liên hợp quốc gia về luật thương mại quốc tế, không phù hợp khi đưa ra một định nghĩa pháp luật nghiêm ngặt về GLTM dựa trên mục tiêu và mục đích của những vấn đề này và nó cũng không có định nghĩa nào có thể đủ linh hoạt cho việc sử dụng rộng rãi các vấn đề này.

Xuất phát từ vấn đề trên, năm 2002, Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) lần đầu tiên xem xét đến các vấn đề liên quan đến hành vi GLTM. Theo UNCITRAL, các yếu tố sau đây là chìa khóa để xác định GLTM: Một là, có yếu tố lừa dối hoặc cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ hoặc sai lệch; Hai là, dựa trên gian lận hoặc các các thông tin được cung cấp, các thông tin bị cắt xén khiến cho mục tiêu gian lận trở thành một phần của giá trị hàng hóa. Giá trị này thuộc về mục tiêu hoặc để từ bỏ quyền hợp pháp; Ba là, quy mô cũng như cục diện kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do gian lận; Bốn là, gian lận sử dụng hoặc lạm dụng và thỏa hiệp hoặc bóp méo hệ thống thương mại và các công cụ luật pháp của nó tiềm tàng tạo ra một tác động quốc tế; Năm là, gây ra sự mất mát giá trị. Xa hơn, thuật ngữ gian lận được sử dụng để xác định một ai đang gây ra hoặc cố gắng để tiếp tục lừa đảo. Nói tóm lại gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua bán, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính mà lẽ ra những khoản lợi này họ không được hưởng. Như vậy GLTM là một dấu hiệu áp dụng cho một loạt các hành vi khác nhau chống lại hoặc liên quan đến một công ty hay một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phạm tôi hoặc không trung thực. Chủ thể thực hiện hành vi GLTM có thể gồm người bán sản phẩm/ cung cấp dịch vụ; người mua sản phẩm/ sử dụng dịch vụ; cả người mua và người bán/ người cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Đối tượng gian lận chính là hàng hóa và dịch vụ. Những người có hành vi GLTM có thể làm giả những thông tin, chứng cứ. Từ đó, thu về cho bản thân những nguồn lợi bất chính khổng lồ.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhận định “Gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội” là một trong những hạn chế, yếu kém mà toàn Đảng, toàn dân ta cần phải nhận diện, khắc phục trong thời gian tới.

Theo đó, nhằm tập trung phân tích, đánh giá các hành vi GLTM nói chung, các hành vi GLTM chưa được nhận diện, chưa có chế tài trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành từ đó đề xuất các khuyến nghị bổ sung chế định, chế tài, ThS. Vũ Thị Minh Ngọc cùng nhóm nghiên cứu tại Tổng cục Quản lý thị trường đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhận diện các hành vi gian lận thương mại hàng hóa trong lĩnh vực công thương”.

Đề tài đã phân tích, đánh giá các hành vi gian lận thương mại nói chung, các hành vi gian lận thương mại chưa được nhận diện, chưa có chế tài trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành từ đó đề xuất các khuyến nghị bổ sung chế định, chế tài.

1. Sản phẩm của đề tài

- 1 Bài báo quốc tế có mã ISSN.

- 1 Bài báo quốc gia có mã ISSN.

- Báo cáo tổng quan về gian lận thương mại, hành vi gian lận thương mại.

- Báo cáo kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

- Báo cáo Phân tích và đánh giá thực trạng gian lận thương mại hàng hoá trong lĩnh vực công thương.

- Báo cáo đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định, chế tài đối với các hành vi/nhóm hành vi gian lận thương mại hàng hóa trong lĩnh vực công thương.

- Báo cáo tổng kết của đề tài.

2. Những đóng góp mới của đề tài:

- Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về gian lận thương mại, hành vi gian lận thương mại, qua đó cung cấp một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về vấn đề này, đồng thời hoàn thiện thêm về phương pháp cần thiết cho những nghiên cứu tiếp theo.

- Đề tài đã đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng gian lận thương mại, các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực quản lý, in, phát hành, sử dụng hoá đơn và ghi nhãn hàng hoá và xuất xứ hàng hoá trong kỷ nguyên số và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc hiện nay thông qua hệ thống các phương pháp thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu, cũng như đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm phát hiện các hành vi gian lận thương mại nói chung, trong các lĩnh vực trên nói riêng là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực tế và khoa học trong xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống cũng như hoàn thiện chế định, chế tài liên quan đến vấn đề này trong thời gian tới.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho những nhà hoạch định chính sách có một cái nhìn toàn diện, có cơ sở xây dựng và triển khai có hiệu quả hơn không chỉ trong việc phòng chống các hành vi gian lận thương mại mà còn trong công tác xây dựng, hoàn thiện các chế định, chế tài đối với các ix hành vi này, nhất là trong lĩnh vực trong lĩnh vực quản lý, in, phát hành, sử dụng hoá đơn, ghi nhãn hàng hoá và xuất xứ hàng hoá từ đó góp phần chống gian lận thương mại trong kỷ nguyên số và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc hiệu quả hơn.

Như vậy, có thể áp dụng trực trực tiếp kết quả của đề tài để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống gian lận thương mại, hoàn thiện, bổ sung các chế định, chế tài liên quan đến vấn đề này.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19014/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 12
Hôm nay: 740
Tổng lượt truy cập: 3.262.980
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.