Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 11-01-2024

Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu bảo đảm sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

Khai thác chế biến khoáng sản là một trong những hoạt động công nghiệp đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của nhân loại, làm cơ sở cho một số ngành công nghiệp bao gồm: năng lượng, xây dựng, hóa chất, dược phẩm, ô tô, điện tử, hàng không vũ trụ, gốm sứ, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thủy tinh, kim loại, sơn, giấy, nhựa, và phân bón, trong số những người khác. Thật vậy, nhân loại tiếp tục phụ thuộc nhiều vào kim loại do nhiều đặc tính quan trọng như: tính linh hoạt, độ dẻo, tính dẫn điện và nhiệt và độ bền…, điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn tốt nhất và hiệu quả về chi phí cho một số ứng dụng. Các kim loại như vậy chủ yếu thu được từ khai thác tài nguyên chính, và kịch bản này chắc chắn sẽ không thay đổi trong vài thập kỷ tới. Điều này sẽ tiếp tục như vậy mặc dù công nghệ tái chế ngày càng phát triển.

Hoạt động khai thác khoáng sản gồm chuẩn bị các công trình phục vụ khai thác (Lò, đường hào), xúc bốc vận chuyển đất đá, khai thác quặng, chế biến…Do đó, khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động của con người gây ra các tác động môi trường và xã hội rộng lớn nhất: Thay đổi cảnh quan, ảnh hưởng chất lượng không khí, nước, đất đai, tiếng ồn… Sau nhiều sự cố lớn về môi trường của một số dự án khai thác mỏ, sự tin tưởng của người dân về công tác bảo vệ môi trường của các chủ mỏ dần giảm sút. Bên cạnh đó, các công trình mỏ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân: điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, cấu trúc vỉa, thời tiết và đặc biệt sự biến đổi khí hậu mà đặc trưng là mưa lũ bất thường, nhiệt độ tăng, thời thiết không tuân theo qui luật. Các nghiên cứu cho thấy, thiệt hại kinh tế gây ra bởi biến đổi khí hậu có thể từ 2÷3% GDP của thế giới mỗi năm.

Để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội không những cho trước mắt mà cần phải tính tới nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai, hạn chế tác động xấu đến môi trường ở phạm vi rộng, đồng thời để tránh được hậu quả xấu về môi trường có thể xảy ra đặc biệt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu các nước trên thế giới đã có những chính sách, quy định nghiêm ngặt nhằm hạn chế khai thác trong nước và tăng cường nhập khẩu khoáng sản; đồng thời cải tiến và có các mô hình công nghệ khai thác tiên tiến thu hồi tối đa các sản phẩm khoáng sản có ích, đảm bảo an toàn môi trường. Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, các nước đã có những bộ tiêu chí và mô hình khai thác mỏ bền vững với mục tiêu hài hòa lợi ích và dựa vào ba trụ cột chính: Kinh tế, môi trường, xã hội. Các tiêu chí ngày càng hoàn thiện là công cụ hữu ích cho Nhà nước và doanh nghiệp quyết định mô hình khai thác phù hợp.

Các nước phát triển rất quan tâm vấn đề khai thác hiện đại trong ngành khai thác mỏ. Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, các nước đã có những bộ tiêu chí khai thác mỏ bền vững với mục tiêu hài hòa lợi ích và dựa vào ba trụ cột chính: Kinh tế, môi trường, xã hội. Các tiêu chí ngày càng hoàn thiện là công cụ hữu ích cho Nhà nước và doanh nghiệp quyết định mô hình khai thác phù hợp.

Từ những nội dung trình bày nêu trên, TS. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu” với mục tiêu: Xây dựng cơ sở khoa học để xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu; Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam hiện nay, xác lập bộ tiêu chí khai thác bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên và khoáng sản, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu; Xây dựng mô hình công nghệ khai thác cho một số nhóm khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với Biến đổi khí hậu.

Việt Nam là quốc gia nhiều tiềm năng về khoáng sản; kết quả điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản đến nay đã phát hiện được trên 5.000 mỏ, điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó, một số loại khoáng sản có tiềm năng, trữ lượng đủ để khai thác, chế biến quy mô công nghiệp với thời gian lâu dài như: bauxi đất hiếm, than, apatit, đá hoa trắng, cát trắng, đá vôi làm nguyên liệu xi măng, nước nóng; một số có quy mô trung bình như: sắt, đồng, chì kẽm, mangan, cromit, thiếc, volfram, caolanh, felspat, diatomit, bentonit; ngoài ra một số loại có quy mô nhỏ, nhưng có ý nghĩa cho các lĩnh vực khác nhau, cần phải tiếp tục đầu tư. Có thể nói, tài nguyên khoáng sản thật sự đã trở thành một trong những nguồn lực lớn đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong từng thời kỳ.

Than khoáng là loại khoáng sản rắn, cháy tự nhiên; là sản phẩm biến đổi từ trầm tích sinh vật (chủ yếu là thực vật) thành vật chất hoàn toàn mới, chính vì vậy than kho còn có tên là đá cháy hay đá có nguồn gốc quang hợp.

Cho đến nay, đã có 223 báo cáo tìm kiếm, đánh giá và thăm dò than trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong số các báo cáo này, đã xác nhận được 67 mỏ và điểm quặng than (không kể các mỏ, điểm quặng than bùn. Các tỉnh có than gồm: tỉnh Điện Biên, tỉnh Lào Cai, tỉnh Sơn La, tỉnh Yên Bái, tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam. Theo mức độ tập trung than có thể đặt tên thành 3 khu vực là Bể than Quảng Ninh; bể than Sông Hồng và Than nội địa (than phân bố trên địa bàn các tỉnh, không phải than thuộc Bể than Quẳng Ninh và Bể than Sông Hồng).

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Bộ tiêu chí và mô hình khai thác đảm bảo hiệu quả thích ứng môi trường là sản phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn. Với sự tham gia nhiệt tình của các chuyên gia trong và ngoài ngành, đặc biệt là các chuyên gia của các mỏ Than - Khoáng sản, tập thể tác giả đã hoàn thành cơ bản các nội dung nghiên cứu của đề tài. Công nghệ trong khai thác mỏ luôn luôn đƣợc đổi mới, phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn sản xuất kinh doanh của Ngành, yêu cầu về trường và thách thức biến đổi khí hậu. Việc đổi mới công nghệ trong lĩnh vực khai thác mỏ đã và đang được các mỏ quan tâm thực hiện qua việc đầu tư thiết bị công nghệ mới.

Trên cơ sở khoa học, thực tiễn xây dựng bộ tiêu chí, đề tài đã sử dụng phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia, sử dụng kỹ thuật AHP đánh giá tính nhất quán của bộ tiêu chí. Các phương pháp sử dụng phù hợp và đảm bảo tính nhất quán. Bộ tiêu chí, mô hình khai thác hiệu quả, bền vững, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam được xây dựng gồm ba bộ tiêu chí thành phần: Bộ tiêu chí khai thác bằng phương pháp lộ thiên; Bộ tiêu chí khai thác bằng phƣơng pháp hầm lò; Bộ tiêu chí khai thác bằng phương pháp khác. Với 59 tiêu chí thành phần gồm: 7 tiêu chí Công nghệ thiết bị khai thác tiên tiến; 9 tiêu chí về khai thác đảm bảo hiệu quả tài; 5 tiêu chí về khai thác đảm bảo hiệu quả kinh tế đầu tư; 7 tiêu chí về khai thác đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội; 4 tiêu chí tiêu thụ nguyên nhiên liệu nhỏ nhấ chí về ô nhiễm từ hoạt động khai thác nhỏ nhất; 5 tiêu chí về kiểm soát được ô nhiễm và hoàn thổ môi trường; 8 tiêu chí về công tác Quản lý phù hợp toàn, đảm bảo kế hoạch.

Bộ tiêu chí và mô hình đã được áp dụng đánh giá thử nghiệm ở các mỏ bau xít Lâm Đồng. Mỏ than Cao Sơn, Khánh Hòa, mỏ đá Hoàng Thạch, Lòng Lan… Thử nghiệm mô hình mới được đánh giá qua việc tính toán hiệu quả kinh tế, tài nguyên, môi trường có kết quả tốt được các mỏ xác nhận.

Quy trình phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản và quy trình đảm bảo an toàn về môi trường và nhân lực trong quá trình khai thác khoáng sản đã được xây dựng phù hợp với bộ tiêu chí.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19306/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 12
Hôm nay: 1588
Tổng lượt truy cập: 3.262.112
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.