Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 20-05-2024

Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm áp dụng giải pháp cải tiến và hệ thống quản lý kho thông minh cho các doanh nghiệp ngành nhựa

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh và bền vững ấn tượng trong những năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng và sự đóng góp của ngành công nghiệp vào nền kinh tế cho thấy định hướng đúng và chiến lược chính xác đối với các ngành công nghiệp cũng như trong lĩnh vực sản xuất. Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp, hoạt động sản xuất, logistics… nhằm đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030.

 

Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, hoạt động kiểm soát sản xuất nói riêng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề liên quan đến kho vận. Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu, doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề quản lý kho hàng hiệu quả, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc phải xây dựng một hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả. Tuy nhiên, một nghiên cứu toàn diện, đồng bộ gắn với thực tế thì chưa được triển khai nhiều tại Việt Nam. Giải quyết bài toán quản lý kho hàng, dự trữ sản phẩm Nhựa đang là yêu cầu cấp bách bắt buộc các doanh nghiệp Nhựa ở Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện, tìm kiếm cho mình một giải pháp quản lý kho hàng hiệu quả để đạt được mục tiêu giảm chi phí, tăng năng suất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Ngành Nhựa tại Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 16-18%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Nhu cầu tiêu thụ nhựa gia tăng, chỉ số tiêu thụ chất dẻo bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 đã vượt mức trung bình thế giới. Tính tới năm 2015, ngành Nhựa trong nước có giá trị ước đạt 9 tỷ USD, cơ cấu giá trị ngành nhựa Việt Nam thuộc về 4 nhóm ngành chính. Do vậy, nhằm đề xuất các giải pháp cải tiến và hệ thống quản lý kho thông minh cho các doanh nghiệp ngành nhựa thông qua nghiên cứu đánh giá thực tế hoạt động quản lý kho hàng tại doanh nghiệp điểm thuộc ngành Nhựa của Việt Nam, xác định các mục tiêu và giải pháp ứng dụng cải tiến kho hàng và đề xuất xây dựng và phát triển phần mềm quản lý kho thông minh cho doanh nghiệp ngành Nhựa, TS. Dương Trung Kiên và các cộng sự tại Trường Đại học Điện lực đã thực hiện đề tài: “Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm áp dụng giải pháp cải tiến và hệ thống quản lý kho thông minh cho các doanh nghiệp ngành nhựa”.

Sau một thời gian thực hiện, đề tài đưa ra các kết luận như sau:

Mặc dù nhận thức được vai trò của hoạt động Logistics và các chi phí sản xuất tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng hiện nay các ngành công nghiệp, đặc biệt là DNNVV hoạt động kho hàng như là việc lưu giữ hàng hóa chứ không coi đó là một trung tâm quản lý và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của sản xuất và của khách hàng. Thế giới đã quan tâm đến hoạt động quản lý sản xuất nói chung và quản lý kho hàng nói riêng từ lâu, đặc biệt, hiện nay các quốc gia đã và đang phát triển các chương trình, công nghệ quản lý kho hàng thông minh, hiện đại nhằm tối ưu hóa quá trình dự trữ và quản lý kho hàng. Ngày nay, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các hệ thống quản lý kho hàng thông minh lại càng được quan tâm, coi trọng. Các hệ thống quản lý tích hợp công nghệ thông tin, tự động hóa trong kho hàng đã giúp nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trở thành những tập đoàn hàng đầu thế giới.

Các hệ thống quản lý kho đang hướng tới những ứng dụng thông minh hơn nhờ vào sức mạnh của công nghệ thông tin giúp giải phóng người lao động cũng như tối ưu hóa các chi phí có liên quan. Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh và bền vững ấn tượng trong những năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng và sự đóng góp của ngành công nghiệp vào nền kinh tế cho thấy định hướng đúng và chiến lược chính xác đối với các ngành công nghiệp cũng như trong lĩnh vực sản xuất.

Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp, hoạt động sản xuất, logistics… nhằm đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030. Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, hoạt động kiểm soát sản xuất nói riêng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề liên quan đến kho vận. Theo thống kê, chi phí kho vận, lưu trữ của các DN Việt Nam chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các quố gia trong khu vực. Tình trạng lãng phí, sản xuất thừa, lưu kho thừa, kiểm soát kho hàng kém hiệu quả thường được thấy ở hầu hết các doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc triển khai xây dựng một hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp giảm đến trên 20% chi phí lưu kho, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngoài các kết quả cải tiến kho hàng hiệu quả, phần mềm quản lý kho hàng đã đạt được những kết quả mới gồm:

- Phần mềm quản lý kho PPR sử dụng công nghệ QRCode đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao, loại bỏ được các quy trình thừa trong quản lý kho đồng thời cập nhật dữ liệu được theo thời gian thực ngay khi nhân viên kho quét mã sản phẩm. Giúp loại bỏ hoàn toàn được hiện tượng trễ dữ liệu;

- Có khả năng tích hợp đồng nhất với các phân hệ phần mềm khác trong doanh nghiệp (trong trường hợp kho PPR của công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền phong là có khả năng tiếp nhận và trích xuất dữ liệu cho phần mềm kế toán và phần mềm bán hàng của Bravo);

- Giao diện phần mềm trực quan, dễ dàng quản lý, dễ thay đổi, điều chỉnh tùy thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp một cách dễ dàng;

- Quy trình nhập, xuất và quản lý hàng hóa trong kho bằng phần mềm được thực hiện đơn giản, trực quan và có thể tích hợp với App điện thoại (trong trường hợp kho PPR sử dụng 4 Tablets để di chuyển cùng với quá trình nhập hàng và xuất hàng);

- Có khả năng hướng dẫn, ngăn ngừa sai lỗi trong quản lý kho trong các trường hợp một loại hàng hóa ở nhiều vị trí hoặc một vị trí lưu trữ nhiều loại hàng hóa;

- Có chức năng quy định, xếp hàng trong layout kho và hướng dẫn trực quan cho nhân viên kho mà không cần qua thời gian đào tạo hoặc khi có nhân viên mới thực hiện nhiệm vụ có thể đảm nhận công việc được ngay.

Đề tài này thuộc chương trình nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa và sản phẩm ngành công nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành Nhựa thực hiện chuyển đổi sang quản lý hệ thống kho hàng trong nỗ lực số hóa doanh nghiệp để tham gia toàn diện được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhóm dự án của Trường Đại học Điện lực đã triển khai thí điểm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong - một doanh nghiệp lớn của ngành Nhựa, với nhiều hoạt động cải tiến nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ hết sức tích cực. Mặc dù trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện dự án nhưng với sự nỗ lực và cam kết thực hiện mạnh mẽ, nhóm đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra với đầy đủ các sản phẩm đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn, khả năng nhân rộng kho hàng thông minh.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19842/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 115
Hôm nay: 5263
Tổng lượt truy cập: 3.271.516
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.