Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 05-02-2024

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thuộc chi Vông đỏ (Alchornea) ở Việt Nam

Nhằm phân lập được các chất có hoạt tính sinh học từ ba loài Vông đỏ mụn cóc - Alchornea tiliaefolia (Benth.) Muell.Arg, Vông đỏ lá thuôn - A. annamica Gagnep., Đom đóm - A. rugosa (Lour.) Muell.Arg (hoặc Vông đỏ quả trơn - A. trewioides (Benth.) Muell.Arg) ở Việt Nam, TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hiện đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thuộc chi Vông đỏ (Alchornea) ở Việt Nam”.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đưa ra các kết luận như sau:

Để đạt được mục tiêu, đề tài sẽ thực hiện các phương pháp đó là:

- Phương pháp thu thập mẫu, xác định tên khoa học, phân loại, tạo tiêu bản mẫu các loài A tiliaefolia, A. annamica, A. rugosa (hoặc A. trewioides); Mẫu thực vật được thu hái tại khu vực đã được công bố, xử lý sơ bộ mẫu để ổn định hoạt tính theo các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. Mẫu nghiên cứu được các chuyên gia thực vật học thu thập, xử lý sơ bộ, chụp ảnh, làm tiêu bản, giám định tên khoa học, và lưu trữ các thông tin cần thiết về thời gian, địa điểm lấy mẫu, đặc điểm phân bố… Mẫu tiêu bản sẽ được lưu trữ và làm số liệu nghiên cứu cho Bảo tàng Sinh học thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên.

- Sàng lọc hoạt tính sinh học các mẫu thô và các dịch chiết phân đoạn theo định hướng hoạt tính sinh học. Sử dụng các phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, thử nghiệm chống ôxy hóa dựa theo phương pháp DPPH, thử hoạt tính ức chế phát triển tế bào ung thư nuôi cấy in vitro trên 3 dòng tế bào ung thư khác nhau theo phương pháp SulfoRhodamine (SRB), hoặc MTT.

- Phương pháp chiết xuất, phân lập các chất theo các phương pháp truyền thống như TLC, PTLC, sắc ký cột pha thường, pha đảo Kết hợp với các phương pháp sắc ký và thiết bị hiện đại như sắc ký lỏng trung áp (MPLC) và sắc ký lỏng hiệu năng cao điều chế (preparative HPLC).

- Phương pháp xác định cấu trúc dựa trên các số liệu thu được từ phổ NMR một chiều, hai chiều, phổ khối phân giải cao, phổ khối lượng, số liệu của các nghiên cứu đã có trước đây.

Đề tài tập trung vào ba loài Vông đỏ mụn cóc - Alchornea tiliaefolia (Benth.) Muell.Arg, Vông đỏ lá thuôn - A. annamica Gagnep., Đom đóm - A. rugosa (Lour.) Muell.Arg (hoặc Vông đỏ quả trơn - A. trewioides (Benth.) Muell.Arg) ở Việt Nam.

1. Về thu thập mẫu: Đã tiến hành điều tra, thu mẫu ở Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Hà Nội đuợc mẫu của 4 loài Alchomea bao gồm 4 loài: A. tiliaefolia, A. annamica, A. rugosa và A. trewioides.

2. Xác định tên khoa học: Các mẫu thực vật đuợc giám định tên khoa học bởi TS. Nguyễn Quốc Bình (Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam), TS. Nông Văn Duy (Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên), bao gồm: A. tiliaefolia, A. annamica, A. rugosa và A. trewioides.

3. Tạo dịch chiết MeOH và các dịch chiết phân đoạn: Tạo dịch chiết tổng methanol của các mẫu thực vật thu đuợc. Sau đó tạo các dịch chiết phân đoạn (hexane, chloroform, ethylacetate và nuớc) để nghiên cứu thành phần hóa học.

4. Đánh giá hoạt tính sinh học (kháng vi sinh vật kiểm định, chống ôxy hóa, gây độc tế bào):

- Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định: cả 3 mẫu đều có hoạt tính với các mức độ khác nhau.

+ Dịch chiết A. annamica kháng 7/8 chủng VSV kiểm định là E. coli, B. subtillis, S. aureus, A. niger, F. oxysporum, S. cerevisiae, C. albicans.

+ Dịch chiết A. rugosa kháng 1 chủng nấm mốc F. oxysporum.

+  Dịch chiết A. tiliaefolia kháng 2 chủng nấm mốc A. niger, F. oxysporum.

-  Hoạt tính chống ôxy hóa trên hệ DPPH: cả 3 mẫu đều có hoạt tính chống ôxy hóa

+  Dịch chiết A. annamica có SC50 = 152,63 µg/mL

+ Dịch chiết A. rugosa có SC50 = 136,25 µg/mL

+ Dịch chiết A. tiliaefolia có SC50 =100,14 µg/mL.

-  Hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung thư Hep-G2 và RD: cả 3 mẫu dịch chiết đều không có hoạt tính.

5. Nghiên cứu thành phần hóa học:

Đã nghiên cứu thành phần hóa học loài A. tiliaefolia, loài A. rugosa, loài A. annamica, loài A. trewoides

6.  Đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất sạch theo định hướng hoạt tính sinh học có sử dụng các chất đối chứng thích hợp

-  Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định: 9/10 chất có hoạt tính với chủng A. niger.

-  Hoạt tính chống ôxy hóa: 1/10 chất có hoạt tính.

-  Hoạt tính gây độc tế bào trên 3 dòng tế bào Hep-G2, LU-1 và RD: chỉ có 1/10 chất có hoạt tính trên dòng LU-1.

Đề tài nghiên cứu mang tính liên ngành giữa hoá học các hợp chất thiên nhiên, sinh học và y dược, tiếp tục triển khai theo hướng nghiên cứu hoạt chất sinh học từ thảo dược bên cạnh việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học từ thiên nhiên. Các nội dung nghiên cứu được tiến hành tuần tự, có hệ thống cho từng đối tượng nghiên cứu từ việc phân lập các hợp chất dựa theo định hướng hoạt tính sinh học; xác định cấu trúc các hợp chất dựa trên số liệu thu được từ các phương pháp vật lý hiện đại, kết hợp với tài liệu tham khảo; đánh giá hoạt tính sinh học các chất sạch và phân đoạn theo định hướng hoạt tính sinh học. Đề tài cũng tranh thủ sự hợp tác với các nhóm nghiên cứu của nước ngoài trong việc giải quyết những vấn đề mà trong điều kiện hiện tại chưa giải quyết được ở Việt Nam, qua đó góp phần đạt được những mục tiêu mà đề tài đặt ra.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19475/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 5
Hôm nay: 118
Tổng lượt truy cập: 3.262.358
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.