Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 17-07-2024

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên đất

Công tác điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai hiện nay rất được quan tâm, chú trọng với hệ thống hành lang pháp lý để triển khai công tác này khá đầy đủ và đồng bộ, trong đó đã quy định, hướng dẫn khá chi tiết, cụ thể về trình tự, nội dung cũng như phương pháp thực hiện. Việc quy định sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các phần mềm ArcGIS, ArcView, MicroStation, MapInfo để xây dựng và chồng xếp hoặc ghép các bản đồ cũng như việc ứng dụng phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của FAO để thành lập các bản đồ thành phần, bản đồ chuyên đề hay bản đồ tiềm năng đất đai (bản đồ sản phẩm) cũng đã được đề cập, qua đó cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ trong đánh giá tiềm năng đất đai, góp phần đảm bảo độ chính xác, tính khách quan của các kết quả đánh giá. Tuy nhiên để toàn diện hơn cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cơ sở khoa học trong việc ứng dụng công nghệ trên cơ sở tích hợp một số phương pháp, xây dựng phần mềm để đánh giá tiềm năng đất đai.

 

Từ thực tế nêu trên, nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quản lý đất đai do ThS. Dương Xuân Hiện dẫn đầu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên đất” trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2019.

Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng công nghệ GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) để đề xuất mô hình đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên đất.

Đề tài đã rút ra một số kết luận sau:

(1) Hoạt động điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai có vai trò quan trọng trong sử dụng đất bền vững và đã được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật đất đai năm 2013. Việc ứng dụng công nghệ GIS và phương pháp MCA để đánh giá tiềm năng đất đai khá phổ biến trên thế giới, song còn hạn chế ở Việt Nam.

(2) Để đánh giá tiềm năng đất đai, bộ tiêu chí được đề xuất bao gồm 9 tiêu chí với 41 chỉ tiêu đánh giá, trong đó đối với đất nông nghiệp được đánh giá theo 5 tiêu chí với 25 chỉ tiêu, đối với đất phi nông nghiệp được đánh giá theo 4 tiêu chí với 16 chỉ tiêu (tùy theo từng mục đích sử dụng đất mà số lượng chỉ tiêu đánh giá theo từng tiêu chí sẽ khác nhau).

(3) Quy trình ứng dụng công nghệ GIS và phương pháp MCA để đánh giá tiềm năng đất đai được đề xuất bao gồm 6 bước (trong đó 5 bước công việc được ứng dụng GIS và MCA) và mô hình đánh giá tiềm năng đất đai được thực hiện theo trình tự 5 bƣớc với các hướng dẫn cụ thể về nội dung, phương pháp thực hiện trong từng bước không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai công tác này mà còn là cơ sở để xây dựng phần mềm đánh giá tiềm năng đất đai.

(4) Phần mềm đánh giá tiềm năng đất đai (LandPAS) được xây dựng với các chức năng quản lý dữ liệu, thành lập bản đồ chuyên đề, quản lý bộ tiêu chí, đánh giá tiềm năng và chức năng tiện ích cho phép xử lý, đánh giá tiềm năng đất đai một cách tự động. Kết quả thử nghiệm trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bằng phần mềm LandPAS đã xác định được tiềm năng đất đai cho từng mục đích sử dụng đất. Để ứng dụng GIS-MCA trong đánh giá tiềm năng đất đai, một số giải pháp được đề xuất bao gồm giải pháp về tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật; về tổ chức thực hiện và tài chính; về công nghệ trong đánh giá tiềm năng đất đai.

Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quan quản lý trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo, hướng dẫn cho các địa phương, các cơ quan chuyên môn trong quá trình thực hiện công tác đánh giá tiềm năng đất đai cũng nhƣ có thể được tham khảo ứng dụng ở những vùng có điều kiện tương tự.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19959/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 12
Hôm nay: 5143
Tổng lượt truy cập: 3.334.071
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.