Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 24-06-2024

Nghiên cứu giải pháp kĩ thuật, xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững bảo vệ môi trường nước, phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cư dân lòng hồ Hoà Bình, Sơn La, Núi Cốc

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến năm 2015, Việt Nam đã đầu tư xây dựng được 6.886 hồ chứa, trong đó có 6.648 hồ chứa thủy lợi (chiếm 96,5%) và 238 hồ chứa thủy điện (3,5%) với tổng dung tích khoảng 63 tỷ m3 nước. Số lượng các hồ chứa tập trung chủ yếu tại 3 vùng sinh thái khác nhau là miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong đó, khu vực phía Bắc, từ các tỉnh Nghệ An trở ra chiếm ưu thế với 4,224 hồ (chiếm 64%). Đây được xem là tiềm năng lớn về diện tích cho việc phát triển thủy sản hồ chứa. Trong đó, khu vực Trung du miền núi phía Bắc có tiềm năng phát triển nuôi cá trên hồ chứa, hồ thủy điện rất lớn.

 

Các mô hình nuôi cá lồng trên hồ chứa hiện nay đã sử dụng lồng lưới thay vì các dạng lồng truyền thống được làm từ các vật liệu sẵn có của địa phương như tre, gỗ. Do đó, mật độ nuôi đã được tăng lên rất nhiều nhờ sự thông thoáng của dòng nước giúp tăng lượng ôxy cho lồng nuôi. Vì vậy, người nuôi có thể thả nuôi với mật độ cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nghề nuôi cá hồ chứa ở các địa phương trên đang phát triển một cách nhanh chóng, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch. Mặc dù, số lượng lồng bè và sản lượng nuôi tăng dần qua các năm, phong trào nuôi trồng thủy sản vẫn còn mang tính tự phát, chưa theo qui hoạch, chưa tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Đặc biệt, người nuôi vẫn chỉ chú trọng đến việc tăng sản lượng cá nuôi mà không quan tâm đến hệ sinh thái lòng hồ, bảo vệ môi trường dẫn đến sự phát 2 triển không bền vững do phải đối mặt với nhiều thách thức: dịch bệnh, giá trị sản phẩm không mang tính bền vững; môi trường nước bị ô nhiễm do chất thải từ quá trình nuôi cá.

Vì vậy, việc xây dựng mô hình nuôi cá lồng kết hợp với nuôi trai lấy ngọc trên cùng đơn vị diện tích mang tính khả thi rất cao. Sự thành công của mô hình này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các mô hình canh tác truyền thống (chỉ nuôi cá hoặc chỉ nuôi trai lấy ngọc) vì người nuôi không chỉ thu được lợi nhuận từ cá mà còn thu được sản phẩm ngọc trai với giá trị kinh tế cao.

Xuất phát từ thực tiễn trên, GS.TS Nguyễn Tuấn Anh cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Nông Lâm thực hiện đề tài Nghiên cứu giải pháp kĩ thuật, xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững bảo vệ môi trường nước, phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cư dân lòng hồ Hoà Bình, Sơn La, Núi Cốc góp phần xây dựng Nông thôn mới” với mục tiêu nghiên cứu xây dựng thành công mô hình nuôi cá lồng kết hợp nuôi trai lấy Ngọc trên vùng Hồ chứa nước, sản xuất chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng từ nguyên liệu thuỷ sản góp 5 phần quản lý theo chuỗi giá trị sản phẩm thuỷ sản cho cộng đồng dân cư khu vực lòng Hồ chứa nước Hoà Bình, Sơn La, Núi Cốc góp phần xây dựng nông thôn mới.

Các kết quả cho thấy rằng tại cả 3 khu vực nghiên cứu của cả 3 địa điểm nghiên cứu đều cho ra quy luật biến động về nhiệt độ là tương tự nhau. Tuy nhiên giá trị nhiệt của từng địa điểm là khác nhau. Xu hướng nhiệt độ tăng lên trong thời gian bắt đầu thí nghiệm. Đạt các giá trị cao nhất tại các tháng 5-6, sau đó giảm dần và nhận giá trị thấp nhất ở tháng 1, sau đó lại tăng dần lên. Quy luật biến động giá trị nhiệt độ môi trường nước này bị chi phối mạnh bởi nhiệt độ không khí phía bên trên nó và phù hợp với quy luật theo tính chất mùa vụ. Mặc dù số liệu nhiệt độ không khí không được theo dõi, nhưng sự thay đổi và độ ổn định nhiệt độ trong môi trường nước là cao hơn không khí.

Các kết quả đo được ở cả ba khu vực thí nghiệm trong 12 tháng theo dõi cho thấy rằng nhiệt độ của môi trường nước là hoàn toàn phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cá thí nghiệm. Hơn nữa gần như là thời gian cá sinh trưởng và phát triển là quanh năm. Trong khi điều này là hạn chế đối với các loại hình thủy vực khác khi nhiệt độ của môi trường nước nuôi quá nóng hoặc quá lạnh đối với nhóm cá nhiệt đới.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Các kết quả điều tra về nguồn nước tại ba khu vực nghiên cứu đều đáp ứng tốt các thông số kỹ thuật để tổ chức hoạt động nghiên cứu cũng như đáp ứng cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong hồ chứa. Khai thác thủy sản chủ yếu là khai thác vó đèn, ngoài ra còn các hình thức khai thác khác như lưới bén, bát quái, rọ tôm... Tỷ lệ các loài cá khai thác chính là cá tép dầu (> 80%), sau đó là các loài cá khác như rô phi, chép... rất ít các loài cá bản địa, đặc sản. Các loài cá nuôi phổ biến tại khu vực điều tra bao gồm cá lăng đen (nheo mỹ), trắm cỏ, rô phi, chép, trắm đen, diêu hồng, bỗng... sản lượng cá nuôi tại khu vực nghiên cứu của hồ thủy điện Sơn La là 651 tấn, Hòa Bình là 1.180 tấn, Núi Cốc là 579 tấn.

Đã xây dựng được quy trình vận chuyển cá bỗng, cá nheo mỹ (lăng đen) từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong phạm 8 giờ di chuyển trong điều kiện vận chuyển hở, có sục không khí kết hợp với oxy nén. Mật độ vận chuyển là 200 kg/m3 nước (cá bỗng), 250 kg/m3 (cá lăng đen) trong xe ôto tải (bạt che hoặc có thùng cách nhiệt), nhiệt độ nước duy trì ở 21±2oC. Quy trình đã được tổng cục thủy sản tiếp nhận kết quả.

Đã nghiên cứu, xây dựng được 3 mô hình nuôi cá/trai ngọc tại ba địa điểm nghiên cứu. Cá nheo mỹ (lăng đen) tại Sơn La trung bình đạt 1.774 gam/con, cá Bỗng tại Hòa Bình trung bình đạt 1.097 gam/con, cá Trắm đen tại Thái Nguyên đạt 1.698 gam/con. Tỷ lệ sống của cá đạt 92-95. Tỷ lệ trai lấy ngọc đạt 80-85%. Các kết quả đều đạt yêu cầu theo 31 thuyết minh đã đưa ra và đã được các cơ quan của các tỉnh (sở nông nghiệp và PTNT) nghiệm thu, tiếp nhận kết quả.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19982/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 120
Hôm nay: 3194
Tổng lượt truy cập: 3.269.446
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.