Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Sở hữu trí tuệ

Ngày đăng: 22-05-2024

Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai

Lúa Séng Cù đã được trồng ở nhiều huyện ở tỉnh Lào Cai, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện như Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Simacai và Bảo Yên, phân bố chủ yếu tại các thung lũng hay trên các chân ruộng bậc thang. Tổng diện tích lúa Séng Cù của toàn tỉnh năm 2006 là 432 ha, năm 2007 diện tích là 520 ha và đến 2011 là trên 1.000 ha với năng suất bình quân khoảng 4,5 tấn ha-1. Trên cơ sở đó, tỉnh Lào Cai đã đặt mục tiêu phát triển khoảng 2.000 ha cây lúa Séng Cù đến năm 2020, tại các huyện trọng điểm, gồm: Mương Khương, Bát Xát, Simacai, Bảo Yên. Trong nhiệm vụ “Nghiên cứu phát triển bền vững giống lúa Séng Cù tại tỉnh Lào Cai” (2011 - 2013), Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tiến hành rà soát và khoanh vùng quy hoạch vùng sản xuất lúa Séng Cù trên tổng diện tích thích hợp trung bình đến cao với cây lúa Séng Cù là 4.673,5 ha, đồng thời xác định được diện tích quy hoạch sản xuất lúa Séng Cù là 2.048,38 ha, được phân thành 4 vùng sản xuất tại 4 huyện. Để duy trì và phát triển bền vững giống lúa đặc sản này thì việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai là một việc làm cần thiết, góp phần xóa đói giảm nghèo thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển. Đây cũng là nguyện vọng của người sản xuất lúa Séng Cù tại tỉnh Lào Cai.

 

Như vậy, để đẩy mạnh phát triển sản phẩm gạo Séng Cù, giữ vững và nâng cao thương hiệu gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao thu nhập cho người dân sản xuất và kinh doanh sản phẩm cần có sự bảo hộ của Nhà nước, thúc đẩy hiệu quả của chuỗi giá trị gạo Séng Cù trên địa bàn Lào Cai, thì việc thực hiện đề tài “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai” là yêu cầu cấp thiết. Đề tài do nhóm nghiên cứu của ThS. Trương Xuân Cường tại Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du thực hiện trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2021.

Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: xây dựng đượccơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý “Mường Khương-Bát Xát” cho sản phẩm gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai; xây dựng đượchồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Mường Khương-Bát Xát” dùng cho sản phẩm gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai, chỉ dẫn địa lý “Mường Khương-Bát Xát” được bảo hộ; và xây dựng và vận hành hệ thống tổ chức, quản lý chất lượng và thương mại nhằm quản lý sản phẩm gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai, đảm bảo sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “Mường Khương-Bát Xát” khi tiêu thụ trên thị trường được kiểm soát chặt chẽ.

Dưới đây là một số kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu sau hai năm triển khai:

1. Đã xác định được đặc thù về hình thái và chất lượng thóc, gạo Séng Cù tỉnh Lào Cai mang chỉ dẫn địa lý “Mường Khương-Bát Xát”.

2. Đã xác định được các đặc điểm về tự nhiên quyết định đến chất lượng thóc, gạo Séng Cù tỉnh Lào Cai mang chỉ dẫn địa lý “Mường Khương-Bát Xát”.

3. Con người vùng sản xuất lúa Séng Cù có kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất lúa Séng Cù, từ việc chọn giống, chăm bón, thu hoạch, bảo quản... đã tạo những ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và độ thơm của gạo Séng Cù.

4. Đã xây dựng được Bản đồ tương ứng với vùng chỉ dẫn địa lý “Mường Khương - Bát Xát” cho gạo Séng Cù tỉnh Lào Cai ở tỷ lệ 1/50.000. Khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý “Mường Khương-Bát Xát” với 1.748,33 ha tại 5 huyện (Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Simacai và Bảo Yên) trên địa bàn 29 xã/thị trấn.

5. Đã xây dựng được Bộ hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Mường Khương- Bát Xát” và ngày 25/12/2020, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 4909/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00098 cho sản phẩm gạo Séng Cù “Mường Khương- Bát Xát”.

6. Đã xây dựng được Hệ thống nhận diện thương hiệu mang Chỉ dẫn địa lý “Mường Khương- Bát Xát” cho sản phẩm gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai.

7. Đã xây dựng được Hệ thống văn bản quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Mường Khương- Bát Xát” cho sản phẩm gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai và đã đượcban hành ngày 29/12/2020.

8. Đã xây dựng được các tiêu chí và hồ sơ kiểm soát chất lượng gạo Séng Cù mang Chỉ dẫn địa lý “Mường Khương- Bát Xát”.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Séng Cù tỉnh Lào Cai góp phần hoàn thiện phương pháp luận về nghiên cứu xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản cùng loại. Kết quả đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để xây dựng và phát triển mô hình chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản khác.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19666/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 48
Hôm nay: 743
Tổng lượt truy cập: 3.266.996
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.